Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc

Thứ năm, 09/05/2019 - 21:32

(Thanh tra) - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa đưa ra khuyến cáo đối với các doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông, thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng khâu kiểm dịch, và hợp tác chặt chẽ với Thương vụ Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc trong tìm hiểu đối tác.

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc được khuyến khích nhưng siết chặt kiểm dịch chất lượng (ảnh minh họa)

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, hiện nay Việt Nam có 9 chuẩn loại hoa quả được Trung Quốc cho phép nhập khẩu là: Thanh long, dưa hấu, vải thiều, nhãn, xoài, chôm chôm, chuối, mít và măng cụt; đồng thời đang đàm phán với phía bạn xuất khẩu thêm các sản phẩm gồm: Sầu riêng, roi, chanh leo, bơ, dừa và na. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu chuối Việt Nam của thị trường Trung Quốc là 880,6 triệu USD và xoài là 20 triệu USD.

Trong khi đó đối với thủy sản, tôm đông lạnh, cá tra, cá basa, cua, ghẹ, bạch tuộc là các mặt hàng Việt Nam được xuất sang Trung Quốc.

Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 4,37 tỷ USD, đa phần là tôm đã qua chế biến, tôm đông lạnh...

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết thêm, hiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có nhiều thuận lợi như: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) với mức thuế cơ bản là 0%.

Phía Trung Quốc đang tăng cường, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đặc biệt có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh.

Hiện sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN, và một số sản phẩm như gạo chịu sự quản lý về hạn ngạch nhập khẩu do Bộ Thương mại và Ủy ban Phát triển Cải cách quốc gia Trung Quốc quy định.

Bên cạnh đó, việc xác minh năng lực doanh nghiệp, đối tác phía Trung Quốc chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế; còn thiếu thông tin tổng thể về thị trường Trung Quốc như: Chính sách xuất nhập khẩu, nhu cầu thị trường, hệ thống thương nhân để kết nối và giao dịch.

Cùng với đó, một số doanh nghiệp chưa có những người am hiểu tiếng Trung để phục vụ liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp Trung Quốc...

Theo tiến sỹ Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc lưu ý, các doanh nghiệp trong nước khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc cần thông qua hệ thống các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ và Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam để tìm kiếm các đối tác phù hợp, có uy tín tại Trung Quốc.

Chú trọng xác minh năng lực của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua hình thức Internet; mọi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ, có tính ràng buộc cao.

Các doanh nghiệp trong nước cũng nên tìm hiểu các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc đối với các hàng hóa mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch, nhất là những sản phẩm như: Tthực phẩm, nông sản, thủy sản...

Vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về vấn đề kiểm dịch.

Đồng thời muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu; cập nhật thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu cũng như những quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương.

Cơ quan chức năng cũng đưa ra khuyến cáo trong những năm qua, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc thường qua con đường tiểu ngạch.

Nhưng hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi về chính sách cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng con đường chính ngạch như: thuế suất giảm, không còn chênh lệnh giữa đường bộ và đường biển, siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ xuất xứ và các yếu tố khác liên quan đến chất lượng hàng hóa tại cửa khẩu.

Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường do các cơ quan, tổ chức, hiệp hội tổ chức; những cán bộ xúc tiến thị trường phải am hiểu tiếng Trung Quốc để thuận lợi trong công tác, giao dịch với các đối tác, doanh nghiệp Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình khoảng 20%; trong đó, năm 2018 xuất khẩu của Việt Nam đạt 63,9 tỷ USD, tăng 27%.


Bình An


Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm