Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/05/2014 - 18:15
(Thanh tra) - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất là đầu mối làm phát sinh rất nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, vì người dân luôn cảm thấy bị thiệt thòi khi hàng trăm m2 đất bị thu hồi không đổi được vài m2 trong khu dự án. Không những thế, nhiều người bị thu hồi đất còn bị rơi vào tình trạng “bần cùng hóa” vì mất sinh kế, nơi ở mới kém hơn trước...
Các chuyên gia cho rằng, bài toàn cần giải đầu tiền và quan trọng là phải bảo đảm sinh kế cho người bị thu hồi đất (ảnh Thảo Nguyên)
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đang được xây dựng mở ra hi vọng sẽ bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục và điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời giảm khiếu nại, tố cáo. Song tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 9/5, nhiều chuyên gia của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, Hội Khoa học Đất Việt Nam cho rằng, “bóng dáng” chia sẻ lợi ích, bảo đảm sinh kế cho người bị thu hồi đất vẫn… chưa rõ.
“1001” trường hợp nơi ở mới kém hơn trước
Theo Thanh tra Chính phủ, một nguyên nhân cơ bản của tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai luôn "nóng", đó là chính sách về bồi thường khi thu hồi đất ban hành sau đã bảo đảm tốt hơn về quyền lợi cho người dân, nhưng người dân bị thu hồi đất trước đây có tâm lý bị thiệt thòi và phát sinh khiếu nại. Tính khả thi của một số quy định còn hạn chế và thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, như: quy trình và việc công khai, dân chủ trong thu hồi đất.
Bên cạnh đó, một số dự án thu hồi đất của dân nhưng thiếu công khai, dân chủ, công bằng, bồi thường không thỏa đáng, có dự án thu hồi đất của dân nhưng nhiều năm không sử dụng, để hoang hóa hoặc làm không đúng quy trình, thiếu thủ tục quan trọng, cần thiết, làm công dân bức xúc, phát sinh khiếu nại, tố cáo; đến khi phát sinh thì không tập trung xử lý, giải quyết ngay tại cơ sở.
Chuyên gia cao cấp Tôn Gia Huyên cho biết, một lập luận thông thường dễ được chấp nhận là người “hi sinh” cho phát triển (người bị thu hồi đất) phải được ưu tiên hưởng thụ lợi ích từ phát triển mang lại, thường được cụ thể hóa bằng chính sách “nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ”. Nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, có “1001” trường hợp sinh kế của người bị thu hồi đất không những không tốt hơn mà còn kém hơn trước.
Thêm vào đó, chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không được quản lý và sử dụng đúng mục đích, gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội…. từ đó phát sinh những quan hệ đất đai tiêu cực kéo dài và ngày càng phức tạp.
PGS.TS Lê Thái Bạt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Đất Việt Nam đặt vấn đề, hiện chúng ta đã lượng hóa được việc “bảo đảm người bị thu hồi đất có nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” ở 5 nội dung: nhà ở, đường giao thông, chợ, trường học - trạm xá và đời sống, phục hồi sinh kế. Trong 5 nội dung được lượng hóa, có 4 nội dung có thể tốt hơn, duy có nội dung về bảo đảm đời sống và phục hồi sinh kế là chưa làm được.
Nhiều dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn phải triển khai dự án hậu tái định cư để giải quyết những tồn tại phát sinh liên quan tới đời sống của người dân bị thu hồi đất, đơn cử như: Dự án hậu tái định cư Thủy điện Sơn La, Thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Yaly…
Bảo đảm sinh kế đặt lên hàng đầu
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến phân tích rõ hơn, thu hồi đất được đặt ra trên cơ sở về quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Thêm vào đó, đặt trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, khi thu hồi đất của người dân để thực hiện bất cứ mục đích gì mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, thì Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo hộ quyền lợi chính đáng của người dân, trong đó có nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng quan điểm, TS Doãn Hồng Nhung- Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất, khi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cần đảm bảo điều kiện sinh kế và cơ hội công bằng khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho dân ổn định cuộc sống, cho người nông dân ổn định khi chuyển cơ cấu sang chuyển đổi nghề mới. Các chế tài trong Luật Đất đai cần được tăng cường để hạn chế những giao dịch tư lợi và các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Thuế tài nguyên, môi trường, đất phi nông nghiệp trong tương lai được Nhà nước ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu trong quản lý và sử dụng đất. Nhà nước cần hợp khối, hợp thửa nhằm cải thiện đời sống cho nhân và tạo mỹ quan cho cảnh quan nơi có đất thu hồi.
Theo chuyên gia cao cấp Tôn Gia Huyên, cần có bước đột phá trong tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013, cho nên dự thảo Nghị định này cần bổ sung thêm theo hướng: Huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia thật sự vào sự nghiệp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng một cơ chế dân chủ thực sự với người dân, trước hết là với tư cách cộng đồng những người bị thu hồi đất được tham gia quá trình này ngay từ khi lập quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các phương án khả thi, tổ chức thực hiện…
“Nhà nước phải chịu trách nhiệm với người bị thu hồi đất cho đến khi sinh kế của họ được cải thiện ổn định hơn trước bằng một hệ thống chính sách kinh tế - tài chính - xã hội và phát triển, cân đối hài hòa lợi ích ba bên: Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư”, chuyên gia cao cấp Tôn Gia Huyên nói.
PGS.TS Phạm Quang Hà- Phó Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, cần khu trú vào những nội dung chi tiết liên quan tới nội dung thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong đó, đặc biệt tách thu hồi, bồi thường, tái định cư thành 3 chương riêng biệt trong Nghị định, đặc biệt lưu ý chi tiết hơn tới nội dung tái định cư.
Thời gian qua, các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tuy nhiên khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp lên Trung ương vẫn diễn biến phức tạp. Năm 2013, tình hình khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước giảm 2% về số lượt người, 1,2% về số đoàn đông người, nhưng công dân đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tăng 28,74% số lượt người, 22,7% số vụ việc, 17,72% số đoàn đông người so với năm 2012. Quý 1/2014, mặc dù số vụ việc công dân khiếu nại, tố cáo đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước giảm 29,07% so với quý 1/2012, nhưng số lượt người tăng 76,13%, số đoàn đông người tăng 23,36%. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến đất đai, chiếm khoảng 70% và trong số hàng ngàn vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai thì có đến 70% vụ liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý