Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phú Xuyên, Hà Nội: Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra qua thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo

Hợp Kim

Thứ hai, 15/11/2021 - 22:25

(Thanhtra) - Cùng với các giải pháp tăng cường vai trò của Mặt trận các cấp; cải cách, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng để phục vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo thì giải pháp không kém phần quan trọng là nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra qua thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo tại Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dân xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên tham gia dọn vệ sinh môi trường. Ảnh: mattran.org.vn

Giải pháp thứ nhất, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở các cấp cơ sở là một nhiệm vụ đặc biệt và rất cần thiết.

Làm sao để những người làm công tác tôn giáo cơ sở cấp huyện, cấp xã có đủ khối kiến thức như vậy? Tất nhiên là phải nhờ vào các chuyên gia chuyên ngành về tôn giáo, nhưng, bản thân cán bộ làm công tác tôn giáo cũng cần phải được trang bị kiến thức cơ bản mới hoạt động và mới quản lý được lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Tất cả cán bộ làm công tác tôn giáo cơ sở đều mong muốn có một khối kiến thức cơ bản như vậy. Song thực tế lại phải kiêm nhiệm quá nhiều việc nên không có thời gian để tự mình nghiên cứu kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo. Đấy là chưa kể tới trình độ học vấn của các cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương, mỗi người học mỗi nghề. Gần đây nhờ công tác chuẩn hóa cán bộ nên nhiều cán bộ cơ sở được cho đi học chuyên ngành nầng cao trình độ nhận thức của bản thân.

Để một cán bộ công tác tôn giáo cơ sở có đủ trình độ nghiên cứu cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất thiết phải có sự trợ giúp của các chuyên gia chuyên ngành tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều này đồng nghĩa với việc địa phương phải tổ chức nhiều buổi trao đổi nói chuyện chuyên đề và thậm chí còn dành một khoản kinh phí lớn mở các lớp chuyên ngành cho cán bộ làm công tác tôn giáo.

Cán bộ làm công tác tôn giáo địa phương cần có trình độ, thời gian bố trí công việc cho hợp lý thì mới có điều kiện đọc sách nghiên cứu.

Công tác và hiểu biết tôn giáo ở nước ta hiện nay là công tác của cả một hệ thống chính trị nên phải có sự tương tác, tương hỗ của nhiều ngành liên quan. Sự phối hợp như vậy sẽ giúp cho các cán bộ cở vững tin trong khi thực thi chức trách.

Tiếp đó, cần thực hiện các giải pháp về tăng cường vai trò của mặt trận các cấp trong công tác vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng; cải cách, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với xu hướng phát triển cũng như tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáng chú ý, cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra qua thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo.

Công tác thi đua khen thưởng cũng như thanh tra kiểm tra công việc hằng ngày đối với các tôn giáo, đối với các di tích tín ngưỡng rất là quan trọng.

Khi thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tiến hành quản lý Nhà nước về tôn giáo chúng ta không thể không nói tới công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng này trên địa bàn.

Việc xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ở địa phương, việc giải quyết các khiếu nại tôn giáo về nơi thờ tự, về việc xây dựng, tu sửa các cơ sở tôn giáo sai phép, việc truyền đạo trái phép, việc những người tu hành chưa được công nhận chính thức (còn gọi là tu chui), việc những người tu hành mượn diễn đàn mạng xã hội nói trái quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo; rồi các đảng phái chính trị phản động lợi dụng tôn giáo tuyên truyền chống lại Đảng và Nhà nước…. đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra phải quyết liệt.

Khi phát hiện vụ việc, ban tôn giáo sẽ kết hợp với ủy ban kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra, ban thanh tra nhân dân các cấp giải quyết vụ việc sao cho thấu tình đạt lý.

Đối với vùng giáo (những người đạo Công giáo), chúng ta phải phát huy vai trò thanh tra, kiểm tra của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể như: Thanh niên, nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh và nhất là phải thành lập các ban thanh tra nhân dân cấp cơ sở để sớm phát hiện các vụ việc tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương mình sinh sống.

Làm tốt được công tác thanh tra, kiểm tra từ cấp huyện, xã tới các tổ dân phố, nhất là vùng đồng bào có đạo là việc làm rất cần thiết. Vì thông qua các tổ chức quần chúng cơ sở, thông qua phát hiện vụ việc của ban Thanh tra nhân dân, chúng ta sẽ kịp thời ngăn chặn các vụ việc không đáng có. Từ đó, nâng cao uy tín của các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền ở địa phương.

Để Phú Xuyên có thể khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo thì phải luôn bám sát theo những quan điểm, phương hướng đã đề ra cũng như áp dụng một cách hiệu quả các biện pháp chủ đạo. Thực hiện tốt các nội dung, giải pháp trên sẽ bảo đảm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đạt hiệu quả, đưa quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân, góp phần tích cực xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm