Theo dõi Báo Thanh tra trên
Kim Ánh
Thứ năm, 18/11/2021 - 11:46
(Thanh tra) - Bên cạnh những mặt đạt được, nhiệm vụ thực hiện bình đẳng giới đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn còn những tồn tại, thách thức cần được tháo gỡ.
Nhiệm vụ thực hiện bình đẳng giới đối với vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những tồn tại, thách thức. Ảnh: KA
Bài học kinh nghiệm trong thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS
Tư tưởng định kiến giới còn tồn tại nhiều trong nhân dân, đặc biệt là vùng DTTS và một bộ phận không nhỏ trong cán bộ vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bình đẳng giới, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Các rào cản này gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách về bình đẳng giới tại địa phương.
Nhiều nơi nhận thức của đồng bào DTTS, nhất là của chị em phụ nữ người DTTS về bình đẳng giới còn hạn chế. Định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân. Trong xã hội, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tình trạng sinh con thứ 3 còn nhiều.
Vấn đề khó khăn về kinh phí cùng với việc triển khai Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2018-2021, theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án) ở các cấp, các ngành trong thời gian qua còn lúng túng, chưa xác định trách nhiệm trong thực hiện nên kết quả đạt được còn hạn chế...
Qua đánh giá nguyên nhân, kết quả đạt được và tồn tại hạn chế, Ủy ban Dân tộc đúc rút kinh nghiệm để các địa phương thực hiện Đề án tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Việc thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng DTTS cần gắn liền với phát triển đồng bộ về hạ tầng cơ sở thiết yếu và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Khi kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng lên thì ý thức của người dân về bình đẳng giới trong cộng đồng người DTTS cũng được cải thiện. Cần sự quan tâm của người đứng đầu, sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp, ngành để tổ chức triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới tại vùng DTTS.
Thực tế cho thấy, tại các địa bàn được quan tâm triển khai thực hiện bình đẳng giới, nơi đó có những dấu hiệu tích cực chuyển biến nhận thức về mặt xã hội đối với công tác bình đẳng giới.
Cần áp dụng, nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả tại cấp cơ sở để lan tỏa tới cộng đồng những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới. Giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, đưa các kiến thức cơ bản, dễ nhớ ở các cấp học khác nhau, tạo nền tảng để hình thành, phát triển nhân cách tiến bộ đối với học sinh DTTS ở tất cả các loại hình giáo dục là cần thiết. Tiếp tục tăng cường, kiên trì đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bình đẳng giới tại vùng DTTS bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào DTTS.
Địa phương cần đặc biệt quan tâm tới dự án liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới
Giai đoạn 2022-2025 để triển khai hiệu quả Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2022-2025 đạt được các mục tiêu, cần lồng ghép với triển khai thực hiện Quyết định 2232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, nhất là Nghị quyết số 28/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới và Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong chương trình mục tiêu quốc gia này, có Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt đưa vấn đề giới lồng ghép vào các hợp phần của Chương trình Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.
Do vậy, các tỉnh, thành phố vùng DTTS cần tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đặc biệt có dự án liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách khác tại vùng DTTS có hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu về bình đẳng giới.
Tiếp đó cần duy trình đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới cho đối tượng là đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức và nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc và bình đẳng giới ở cấp cơ sở.
Duy trì và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả về bình đẳng giới tại cấp cơ sở. Huy động các nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tham gia thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới tại vùng DTTS...
Kiến nghị Quốc hội giám sát ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi
Ủy ban Dân tộc kiến nghị Quốc hội giám sát ưu tiên nguồn lực tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, chú trọng đến các mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới. Tăng cường giám sát mục tiêu giới ở bộ, ngành, ngoài ra mở rộng giám sát đối với các tỉnh/thành phố trong thực hiện bình đẳng giới.
Đối với Chính phủ, Ủy ban Dân tộc kiến nghị cần có chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, tăng cường phối hợp có hiệu quả các chương trình, chính sách trên địa bàn vùng DTTS. Các chương trình, chính sách, đề án có liên quan hỗ trợ thúc đẩy bình bình đẳng giới.
Ủy ban Dân tộc cũng đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cơ quan thẩm quyền phân bổ kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu các chính sách, đề án đã được ban hành tại vùng DTTS, để triển khai hiệu quả Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2022-2025.
Với trách nhiệm tại địa phương, các tỉnh, thành phố vùng DTTS cần chỉ đạo, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1898/QĐ-TTg đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Đồng thời, bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền