Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/07/2013 - 22:32
(Thanh tra)- Sau cuộc họp Hội đồng Tư vấn sử dụng vắc-xin sinh phẩm y tế, Bộ Y tế quyết định vẫn tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan B cho bé sơ sinh theo lịch trong Dự án Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh cho trẻ và cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra đối với 3 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin ở tỉnh Quảng Trị. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã độc lập lấy mẫu vắc-xin, mẫu phủ tạng nạn nhân gửi Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế và Viện Pháp y Quốc gia để kiểm định chất lượng vắc-xin có liên quan đến phản ứng sau tiêm chủng hay không. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đề nghị phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm tìm ra căn nguyên các trường hợp tử vong sau tiêm chủng; đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định phòng xét nghiệm tại nước ngoài để Việt Nam gửi mẫu vắc-xin xét nghiệm chất lượng. Với trường hợp trẻ tử vong tại Bình Thuận, hiện chưa rõ nguyên nhân và lô vắc-xin liên quan đã được tạm ngưng sử dụng. Lô vắc-xin này khác với 2 lô liên quan đến 3 trẻ tử vong ở tỉnh Quảng Trị.
Về nguyên khiến 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B, GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Sốc phản vệ không rõ nguyên nhân” chỉ là kết luận ban đầu. Một số chuyên gia y tế nghĩ đến giả thiết, có thể trong mũi thuốc tiêm cho 3 nạn nhân có chất lạ nên dẫn đến tình trạng trẻ bị sốc phản vệ với những triệu chứng rất giống nhau. Cả 3 ca tử vong về lâm sàng đều diễn biến rất nhanh như tím tái, khó thở, lịm đi trong vòng 10 phút sau tiêm; kết quả mổ tử thi đại thể có biểu hiện xuất tiết, xung huyết, xuất huyết đa phủ tạng (phổi, tim, gan, thận lách, não, màng ruột). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thiết, mọi kết luận cuối cùng cần phải chờ kết quả kiểm nghiệm vắc-xin và mẫu bệnh phẩm mà Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Quảng Trị đang gửi đi xét nghiệm tại Viện Pháp y Quốc gia (kiểm định chất lạ) và Viện Kiểm định vắc-xin và Sinh phẩm y tế (kiểm định chất lượng, tính an toàn của vắc-xin). Theo ông Hiển, sau khoảng 1 tháng nữa thì có thể sẽ có kết quả cuối cùng về vụ việc này.
Liên quan tới việc có nên ngừng việc tiêm vắc-xin này trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết: Bộ Y tế quyết định vẫn tiếp tục tiêm để phòng bệnh chủ động cho trẻ em và cộng đồng. Theo ông Bình, không chỉ nước ta thực hiện việc tiêm vắc-xin này cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh mà 80 nước khác trên thế giới cũng thực hiện.
Được biết, ngày 23/7, 3 bệnh viện tại Hà Nội đã tạm dừng tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ mới sinh, sau khi có 4 ca tử vong liên tiếp liên quan đến vắc-xin này. Trước những lo ngại của dư luận, đặc biệt là các thai phụ, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, các bà mẹ cũng như bác sĩ cần hết sức bình tĩnh, không nên quá hoang mang dừng tiêm hoàn toàn vắc-xin viêm gan B cho trẻ, vì có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh sau này của các em. Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, ngoài 2 lô vắc-xin tạm dừng sử dụng do liên quan các trường hợp tử vong tại tỉnh Quảng Trị, 2 lô vắc-xin còn lại trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được sử dụng bình thường.
Đại diện WHO tại Việt Nam cũng khuyến cáo rằng, trẻ cần được tiêm mũi chủng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi bổ sung sau đó trong vòng 1 - 15 tháng. Theo WHO, điều này rất quan trọng vì hầu hết trẻ mới sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ không có triệu chứng nhưng có tới 90% khả năng có thể nhiễm bệnh.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, nếu thai phụ không mang virus viêm gan B thì không cần tiêm sớm cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế không phải sản phụ nào cũng có điều kiện làm xét nghiệm, nhất là ở các bệnh viện tuyến dưới. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B trong cộng đồng lớn. Ước tính, khoảng 10% bà mẹ có sẵn virus này trong máu. Gánh nặng bệnh tật do viêm gan B ở Việt Nam rất nặng nề. Tỷ lệ người mang virus viêm gan B ở nước ta nhiều. Kể cả người mẹ không mắc viêm gan nhưng trẻ có thể bị lây ngang trong quá trình chăm sóc nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.
Theo phân tích của một số chuyên gia trong ngành, trẻ dưới 10 tuổi bị nhiễm virus viêm gan B thì 90% trở thành mãn tính. 80% trường hợp ung thư gan và xơ gan là liên quan đến viêm gan B mãn tính. Vì thế, để phòng viêm gan B thì cách tốt nhất là tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin cho trẻ, trong đó mũi đầu tiên phải tiêm sớm trong vòng 24 giờ đầu.
Vắc-xin viêm gan B bắt đầu được sử dụng từ năm 1997 tại một số tỉnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Từ năm 2003, được mở rộng ra cả nước. Từ năm 2007 đến nay, Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm y tế số 1 đã cung cấp khoảng 4,5 - 5 triệu liều mỗi năm trước khi sử dụng vắc-xin Quinvaxem (tháng 6/2010) và 1,2 triệu liều 1 năm sau khi sử dụng Quinvaxem. Năm 2007, tức khoảng 10 năm được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, vắc-xin ngừa viêm gan B từng bị Bộ Y tế tạm ngưng tiêm khi có một số trẻ tử vong sau chích ngừa. Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia đã đưa ra kết luận những trường hợp này không liên quan đến vắc-xin.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà