Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ lây lan rất cao

Thứ hai, 10/02/2014 - 14:06

(Thanh tra) - Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, hiện chưa ghi nhận vi rút H7N9 xuất hiện tại Việt Nam nhưng do vi rút này đã tiến sát biên giới Việt - Trung, nên khả năng lây lan là rất cao. Đặc biệt là trong dịp Xuân, người dân đi lễ hội đông đúc, lại thêm thời tiết thường ẩm ướt, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cúm gia cầm lây lan và bùng phát.

Nguy cơ lân lay các vi rút cúm rất cao khi buôn bán gia cầm sống vẫn tồn tại phổ biến. Ảnh: T.An

Trong khi vi rút động lực cao áp sát biên giới thì tại Việt Nam, Bộ Y tế vừa xác nhận trường hợp tử vong thứ 2, tại Đồng Tháp do cúm gia cầm H5N1 trong năm 2014. (Trước đó, bệnh nhân đầu tiên tử vong vào tháng 1/2014 tại Bình Phước).

Ông Phạm Văn Đông nhận định, tại các địa địa phương này không công bố dịch cúm gia cầm xuất hiện. Kể từ năm 2003 tới nay, Việt Nam đã ghi nhận 127 ca nhiễm cúm H5N1, trong đó 64 ca đã tử vong.

Vào tháng 1/2014, dịch cúm gia cầm cũng đã được công bố xuất hiện ở tỉnh Bắc Ninh. Dịch xảy ra tại 4 xã, phường của 4 huyện, thị xã, thành phố thuộc Bắc Ninh đã làm gần 10.000 con gia cầm mắc bệnh. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên trên cả nước trong năm 2014.

Trong khi đó, và mùa lễ hội, nhu cầu tiêu thụ gia cầm của các gia đình thường lớn hơn, dễ nảy sinh các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm lậu từ Trung Quốc.

 Không những buôn bán và giết mổ gia cầm sống cũng diễn ra phổ biến tại các chợ. Ảnh: T.An

Mặc dù hoạt động này đã bị ngăn chặn đáng kể, nhưng do hai nước có đường biên dài sát nhau, khó ngăn chặn triệt để. Hoạt động mua bán, trao đổi giữa cư dân biên giới giữa hai nước cũng khó kiểm soát. “Nguy cơ những chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao như H10N8, H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới”, ông Phạm Văn Đông lo ngại.


Ngoài hoạt động buôn bán qua biên giới có nguy cơ mang chủng vi rút mới vào trong nước gây lây nhiễm thì hoạt động buôn bán gia cầm trong nước dịp lễ hội Xuân cũng gây lo ngại, dịch có thể bùng phát diện rộng. 

Tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, gia cầm lông (sống) bày bán rất nhiều phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm cho các gia đình. Mặc dù đã có quy định cấm buôn bán, giết mổ gia cầm lông trong nội thành, nhưng quy định này từ lâu đã bị phớt lờ. Ghi nhận của phóng viên tại hàng loạt chợ như Giáp Bát, Kim Liên, gia cầm sống được bày bán, giết mổ một cách tự nhiên. Cả người bán, giết mổ và người mua tiến hành trao đổi như không hay biết gì về thông tin vi rút cúm các chủng có thể lây lan. 

Kết quả giám sát của Cục Thú y mới đây tại 147 chợ buôn bán gia cầm sống tại 44 tỉnh, thành cho thấy, tỷ lệ mẫu vịt dương tính với vi rút H5N1 là hơn 5,6%; tỷ lệ chợ có phát hiện vi rút H5N1 lên tới hơn 61%. Không những vậy, vi rút H5N1 còn tồn lưu trong môi trường, đàn chim hoang, chim di trú cũng như việc nhập lậu gia cầm qua biên giới gây nguy cơ phát sinh dịch.

Đáng lo ngại, Việt Nam còn bị đe dọa bởi mối nguy lây lan các chủng vi rút cúm khác, đặc biệt là H7N9 từ Trung Quốc. Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định, tỷ lệ tử vong trên các ca bệnh nhiễm virus H7N9 rất cao. Trong khi, giám sát dịch tễ cho thấy, rất khó để phát hiện sự lưu hành của loại vi rút này. Do đó, cũng rất khó để cảnh báo cho người dân.



            Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm