Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/09/2017 - 13:55
(Thanh tra) - Chiều 14/9, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Bộ Y tế cho biết, trong tuần vừa qua, một số nơi dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên việc thực hiện phòng dịch vẫn phải quyết liệt, không chủ quan lơ là.
Toàn cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch chiều 14/9
Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong tuần từ 4/9 - 10/9, cả nước đã ghi nhận 5.680 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số ca mắc giảm 23,9% so với tuần trước đó.
Tích lũy từ đầu năm đến ngày 13/9, cả nước đã ghi nhận 124.986 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 29 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 105.304, tăng 43,9% số mắc và 10 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh, thành phố có số người mắc sốt xuất huyết giảm trong những tuần gần đây như: Hà Nội, Cà Mau, Hà Nam, Bến Tre, Bình Phước, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang.
Theo ông Phu, hiện dịch sốt xuất huyết vẫn đang có chiều hướng tăng tại một số nơi. Ở khu vực miền Bắc có các tỉnh: Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương; khu vực miền Trung có: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa; khu vực miền Nam có: TP HCM, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.
Tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hơn 4 tuần gần đây, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chững lại. Riêng trong tuần qua, số ca mắc mới giảm 30% so với tuần cao điểm. Tuy vậy, ông Hạnh cho biết, Hà Nội luôn xác định công tác phòng, chống sốt xuất huyết vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn thành phố.
Theo Cục Y tế dự phòng, tháng 9 là tháng cao điểm của sốt xuất huyết, tại miền Bắc, miền Nam đều có mưa nhiều nên các địa phương không thể chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Các địa phương cần phối hợp huy động các cơ quan, đơn vị triển khai mọi biện pháp tăng cường diệt loăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi. Cần tổ chức tập huấn cho các đội xung kích, in danh sách liệt kê các dụng cụ thường có bọ gậy để đội xung kích dễ phát hiện, kiểm tra.
Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý các địa phương bên cạnh việc phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng cần chú ý tuyên truyền, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm khác như tay chân miệng, dịch do chó dại cắn. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).
Theo ông Trần Đắc Phu, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại đặc hiệu. Tuy nhiên, dù bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân cần chủ động đi tiêm phòng sớm khi bị chó mèo cắn. “Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại”, ông Phu nhấn mạnh.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền