Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bệnh nhi vượt tuyến trên, vì sao?

Thứ sáu, 11/04/2014 - 21:27

(Thanh tra)- Bệnh viện Nhi Trung ương có 1.200 giường bệnh, hiện có khoảng 1.600 đến 1.800 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó đến một nửa bị nhiễm đường hô hấp và chủ yếu là trẻ sơ sinh. Có nhiều bệnh nhân đi từ huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh ra Hà Nội với chặng đường trên 400km. Còn ngay tại Hà Nội, các bệnh nhân nhí cũng tìm cách vượt lên tuyến trên.

Cổng vào BV Nhi Trung ương kẹt cứng người và xe. Ảnh: Thế Lữ

Sởi- Bệnh nhạy cảm với thời tiết

Theo thống kê của Bệnh viện (BV) Bạch Mai, BV E, BV Nhiệt đới Trung ương... và đặc biệt là BV Nhi Trung ương, tháng 3 hàng năm là thời điểm thời tiết có nhiều mưa phùn và độ ẩm trên 90%. Nhiều ngày sáng mưa dầm dề nhưng chiều lại hửng nắng, đang ấm lại chuyển sang rét Nàng Bân. Đó là nguyên nhân sinh bệnh đường hô hấp, đăc biệt là bệnh sởi, cảm cúm và biến chứng. Hiện, bệnh sởi đang hoành hành trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến nay bệnh sởi đã có ở trên 59 tỉnh thành. Nguyên nhân phát bệnh ở những trẻ không được tiêm chủng rồi lây lan sang các đối tượng khác.

Đầu tuần nay, tại Khoa Nhi BV Thanh Nhàn đã dành riêng một phòng với 9 giường bệnh để tiếp nhận các bệnh nhi mắc bệnh sởi nặng. Mỗi giường phải nằm ghép 2 đến 3 cháu. Ở Khoa Nhi BV Xanh Pôn có tới 120 giường bệnh, nhưng số bệnh nhân luôn luôn gấp trên 3 lần. Ở Khoa Nhi BV Bạch Mai tình trạng mỗi giường nằm ghép 2 đến 3 cháu cũng đang khá phổ biến. Đáng chú ý nhất là BV Nhi Trung ương, nơi tiếp nhận bệnh nhi chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra cho nên mỗi giường phải nằm tới 3 cháu. Hàng ngày, đường vào cổng BV Nhi Trung ương luôn kẹt cứng do các phương tiện ô tô chuyển bệnh nhi từ các tuyến dưới lên. Qua khảo sát, các BV ở các huyện ngoại thành Hà Nội cũng có trang thiết bị hiện đại, nhiều y bác sĩ có kinh nghiệm khám chữa bệnh, thế nhưng trẻ nhỏ ấm đầu, ngạt mũi là các bố mẹ ôm con chạy lên tuyến trên. Một số người nhà bệnh nhi ở các huyện ngoại thành cho biết: "Tự ý vượt tuyến, nếu BV tiếp nhận thì chỉ được thanh toán bảo hiểm 30%, nhưng chúng tôi chấp nhận bởi chúng tôi không an tâm khi đưa con vào điều trị các BV tuyến dưới".Bà Lê Thị Quang có cháu nhỏ bị hen phế quản ở mức chưa biểu hiện nghiêm trọng, thế nhưng bà vẫn ôm cháu từ quê, bỏ qua BV Hà Tĩnh để vào BV Nhi Trung ương. Bà kể: "Vượt 400km chi phí xe giường nằm 2 bà cháu và tiền taxi từ bến xe nước ngầm đến viện hết hơn 500 ngàn đồng. Thời gian hết 8 tiếng. Biết là vất vả và tốn kém nhưng chúng tôi hoàn toàn chấp nhận. Vượt tuyến ra đây thanh toán bảo hiểm chỉ được 30%, nhưng chúng tôi an tâm".Người mẹ trẻ ôm con nhỏ lo lắng chờ người thân đưa về nhà. Ảnh: Thế Lữ

Giảm tải cho tuyến trên

Bộ Y tế thừa nhận bệnh sởi đã hoành hành ở 59 tỉnh thành, đã có 25 bệnh nhi chết, thế nhưng Bộ vẫn chưa công bố có dịch sởi nghiêm trọng. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế giải thích: Bộ Y tế chưa công bố dịch sởi không có nghĩa là không cung cấp diễn biến tình hình bệnh sởi đến người dân để phòng chống. Bộ và các tỉnh thành thường xuyên thông báo diễn biến trên các trang web, đài, báo, đồng thời triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh.

Để giảm tải bệnh nhi, BV Nhi Trung ương đề nghị chuyển một số bệnh nhân sởi biến chứng nặng về BV Xanh Pôn tiếp tục điều trị. Nhưng thực tế, BV này cũng không thể tiếp nhận, chia sẻ được bởi chính BV Xanh Pôn cũng đang thiếu các thiết bị thở máy hiện đại. Trong hoàn cảnh hiện nay thật sự khó giảm tải cho BV Nhi Trung ương. PGS. TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương đã bức xúc: "Không còn là vấn đề riêng của BV chúng tôi mà là vấn đề quốc gia, vượt tầm kiểm soát của chúng tôi". Một cháu nhỏ khóc quấy không chịu ăn, đang chờ được vào khám bệnh. Ảnh: Thế LữNhưng thực tế các BV ở Hà Nội như BV Bạch Mai, BV E, BV Nhiệt đới... cũng đang quá tải thì làm sao có thể san sẻ cho đồng đội được. BV Nhi Trung ương “bội thực” là do bệnh nhi đúng tuyến tăng và bệnh nhi vượt tuyến tăng đột biến. Ông Lê Thanh Hải đã có văn bản đề xuất Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo nhằm giảm tải tình trạng tự ý vượt tuyến. Các BV tuyến dưới không chuyển bệnh nhân nhẹ trong khả năng chữa trị của mình lên tuyến trên. Ngay ở Hà Nội, các BV ngoại thành đã được trang bị máy thở, máy lọc máu nhưng việc cử các bác sĩ đi học tập kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chưa thật chu đáo, bây giờ phải quyết liệt. Vừa rồi Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tải cho BV Nhi Trung ương như: Huy động sự tham gia của các BV tuyến dưới, bệnh nhi nhẹ tự ý vượt tuyến sẽ bị trả về. Qua khảo sát thấy, việc trả bệnh nhi vượt tuyến trở về là khó khả thi bởi y đức không cho phép làm điều trả bệnh nhân khi họ có yêu cầu được chữa trị. Nếu không được thanh toán bảo hiểm họ chấp nhận khám chữa bệnh dịch vụ. Như vậy sẽ không bị từ chối. Một phụ huynh ngoại tỉnh nghiên cứu bản đồ Hà Nội để tìm lối đi về cho tiện. Ảnh: Thế LữMột bác sĩ ở Phòng Khám bệnh chia sẻ: "Họ đã ôm con nhỏ đến đây, nếu BV từ chối trả về, dọc đường về nếu xảy ra sự cố với bệnh nhân nhi họ kiện thì ai chịu trách nhiệm". Một cán bộ trong BV Nhi Trung ương tiết lộ: "Mỗi giường phải nằm điều trị 3 cháu nhỏ. Nhưng thực tế trong viện có rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng chỉ có 1 đến 2 giường giống như một phòng của khách sạn mini. Giá mỗi phòng như thế một ngày đêm từ 300 - 600 ngàn đồng. Số giường VIP này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số 120 phòng của BV. Một phần quá tải là do vậy".

Để giảm tải bệnh nhi, BV Nhi Trung ương đề nghị chuyển một số bệnh nhân sởi biến chứng nặng về BV Xanh Pôn tiếp tục điều trị. Nhưng thực tế, BV này cũng không thể tiếp nhận, chia sẻ được bởi chính BV Xanh Pôn cũng đang thiếu các thiết bị thở máy hiện đại. Trong hoàn cảnh hiện nay thật sự khó giảm tải cho BV Nhi Trung ương. PGS. TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương đã bức xúc: "Không còn là vấn đề riêng của BV chúng tôi mà là vấn đề quốc gia, vượt tầm kiểm soát của chúng tôi". Một cháu nhỏ khóc quấy không chịu ăn, đang chờ được vào khám bệnh. Ảnh: Thế LữNhưng thực tế các BV ở Hà Nội như BV Bạch Mai, BV E, BV Nhiệt đới... cũng đang quá tải thì làm sao có thể san sẻ cho đồng đội được. BV Nhi Trung ương “bội thực” là do bệnh nhi đúng tuyến tăng và bệnh nhi vượt tuyến tăng đột biến. Ông Lê Thanh Hải đã có văn bản đề xuất Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo nhằm giảm tải tình trạng tự ý vượt tuyến. Các BV tuyến dưới không chuyển bệnh nhân nhẹ trong khả năng chữa trị của mình lên tuyến trên. Ngay ở Hà Nội, các BV ngoại thành đã được trang bị máy thở, máy lọc máu nhưng việc cử các bác sĩ đi học tập kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chưa thật chu đáo, bây giờ phải quyết liệt. Vừa rồi Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tải cho BV Nhi Trung ương như: Huy động sự tham gia của các BV tuyến dưới, bệnh nhi nhẹ tự ý vượt tuyến sẽ bị trả về. Qua khảo sát thấy, việc trả bệnh nhi vượt tuyến trở về là khó khả thi bởi y đức không cho phép làm điều trả bệnh nhân khi họ có yêu cầu được chữa trị. Nếu không được thanh toán bảo hiểm họ chấp nhận khám chữa bệnh dịch vụ. Như vậy sẽ không bị từ chối. Một phụ huynh ngoại tỉnh nghiên cứu bản đồ Hà Nội để tìm lối đi về cho tiện. Ảnh: Thế LữMột bác sĩ ở Phòng Khám bệnh chia sẻ: "Họ đã ôm con nhỏ đến đây, nếu BV từ chối trả về, dọc đường về nếu xảy ra sự cố với bệnh nhân nhi họ kiện thì ai chịu trách nhiệm". Một cán bộ trong BV Nhi Trung ương tiết lộ: "Mỗi giường phải nằm điều trị 3 cháu nhỏ. Nhưng thực tế trong viện có rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng chỉ có 1 đến 2 giường giống như một phòng của khách sạn mini. Giá mỗi phòng như thế một ngày đêm từ 300 - 600 ngàn đồng. Số giường VIP này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số 120 phòng của BV. Một phần quá tải là do vậy".

Để đạt được mục đích bệnh nhi nhẹ không tự ý vượt tuyến, Bộ Y tế và các BV cần phải phối hợp tuyên truyền, giải thích và ban hành những văn bản chặt chẽ, cụ thể hơn; đồng thời phải cân đối lại tỷ lệ số giường dành cho bệnh nhi VIP để những bệnh nhi nghèo được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc bằng tiền ngân sách.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm