Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/05/2012 - 06:53
(Thanh tra) - Đến bây giờ, cả gia đình anh Nguyễn Quang Thành (trú tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vẫn luôn xúc động khi nhớ về hành trình tìm kiếm và đưa hài cốt Liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng từ Quảng Nam trở về nơi “chôn nhau cắt rốn” tại quê nhà. Điều kỳ diệu là, một bài thơ viết về Quảng Bình trong số di vật đã góp phần giải mã danh tính của Liệt sĩ Khẳng, giúp việc tìm kiếm hài cốt Liệt sĩ được nhanh chóng và chính xác.
Liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng (bên phải) và đồng đội trước khi hy sinh
Liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là quân y Tiểu đoàn 16 (sau này là Tiểu đoàn 12, Sư đoàn 2, Quân khu 5). Năm 1969, trong một chuyến đi công tác hậu cứ, ông đã ngã xuống trên địa bàn xã Điện Nam Bắc (Điện Bàn, Quảng Nam). Do chiến tranh khốc liệt và kéo dài, thông tin không trùng khớp nên trong hồ sơ Liệt sĩ Khẳng vẫn ghi là hy sinh ở chân đèo Đá Trắng thuộc xã Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam). Khi bố hy sinh, người con trai là Nguyễn Quang Thành mới 10 tuổi, nhưng lòng yêu kính bố vì sự nghiệp chung của đất nước, đã thôi thúc trong anh niềm mong ước được vào bộ đội, kế tục con đường vẻ vang của bố. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hóa học, anh xin về công tác ở Sư đoàn 2 để có điều kiện tìm kiếm thông tin về bố. Anh đã lặn lội tìm hiểu những đồng đội cùng đơn vị của bố trước đây và đã 3 lần về các nghĩa trang liệt sĩ ở Quế Sơn tìm hài cốt bố nhưng đều thất vọng…
Người em con ông chú đang ở đơn vị bộ đội tại Quảng Bình, đã mang về cho gia đình anh Thành tờ Báo Quân đội Nhân dân ra ngày 4/6/2007, có mục “Tìm thân nhân liệt sĩ”, trong đó đăng thông tin Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Điện Nam Bắc phát hiện ngôi mộ vô danh trong khu vực giải tỏa ở thôn 2A, có di vật gồm chiếc ví màu đen đã bị cháy sém, trong đó tấm ảnh chụp hai anh bộ đội còn khá rõ nét và một bài thơ viết về Quảng Bình còn thể hiện những câu như: “Súng ta giăng lửa trên cao. Không cho quân cướp Mỹ vào chốn đây… Vĩnh Linh quê mẹ thân yêu. Câu ca chiến thắng sớm chiều rộn vang…”. Người cháu thấy tấm ảnh giống bố mình nên đưa về cho bố và bác gái xem. Bà Nguyễn Thị Út, vợ liệt sĩ Khẳng khi xem tấm ảnh đã bật khóc và nói: Ông nhà tôi đây rồi”! Bà còn cho biết, ông Khẳng hồi ở nhà rất mê thơ, bài nào hay thường ngâm cho bạn bè nghe, nhất là thơ về quê hương. Cả nhà mừng rỡ, tức tốc liên hệ với Hội CCB Điện Bàn. Sau đó, hai người con trai ông Khẳng là Quang Khánh, Quang Thành, cùng người chú nhanh chóng thu xếp vào Quảng Nam.
Sau khi đưa gia đình thăm mộ liệt sĩ đã được quy tập vào nghĩa trang, đồng chí Xã đội trưởng Điện Nam Bắc cho xem toàn bộ di vật của liệt sĩ đang được cất giữ. Mọi người càng xúc động khi biết tấm ảnh trên ví chỉ là ảnh thẻ bé xíu và cả bài thơ đã nhàu nát, nét mực phai tàn…, nhưng được Hội CCB xã phóng to để đăng báo, nhờ thế mà mọi người dễ dàng nhận ra ông Khẳng. Anh lái máy ủi ở công trình cho biết: “Bác Liệt sĩ linh thiêng lắm. Các chỗ khác thi công đều suôn sẻ, nhưng đến đây thì máy ủi trục trặc hoài. Tôi phải xuống kiểm tra hiện trường rồi mới cho nổ máy tiếp, nhờ thế mà phát hiện ra hài cốt đang nằm dưới…”. Tuy đã tin là tìm thấy nơi yên nghỉ của bố mình, nhưng vì không có tên nên để chắc chắn, anh Thành đào bới lại chỗ đất cũ tìm bằng được một mảnh xương còn sót lại rồi gói cẩn thận mang ra Hà Nội xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm AND trên mẩu xương được tìm thấy hoàn toàn trùng khớp với AND người em gái của ông. Cả nhà mừng ôm nhau khóc. Ngày bốc mộ có đông đảo lãnh đạo và nhân dân xã Điện Nam Bắc. Mọi người trân trọng làm lễ tiễn đưa liệt sĩ về với quê hương. Tại quê nhà, lễ đón liệt sĩ cũng được tổ chức với nghi thức trang trọng. Rất nhiều đồng đội của Liệt sĩ Khẳng và lãnh đạo Sư đoàn 2 cũng đã ra Quảng Bình dự lễ.
Trên bàn thờ của gia đình, hiện có tấm ảnh Liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng đã được tách riêng và tấm ảnh chung hai người được tìm thấy trong ví. Anh Thành cho biết, đã nhờ đăng trên báo Quảng Bình để tìm danh tính người thứ hai chụp chung với bố, nhưng từ ấy đến nay vẫn chưa có thông tín mới. Anh cũng muốn tìm ai là tác giả bài thơ về Quảng Bình mà bố anh lưu giữ trước khi hy sinh, vì nhờ đó đã xác định được quê quán của bố anh. Còn chúng tôi đọc bài thơ thì thấy giống như lời bài hát “Giữ biển trời Quảng Bình Vĩnh Linh” của nhạc sĩ Xuân Giao mà hai nghệ sĩ nổi tiếng Thu Hiền, Trung Đức hay hát. Có thể vì nỗi nhớ quê hương mà Liệt sĩ đã cất giữ lời bài hát này chăng?
Hồng – Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình