Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 01/05/2016 - 14:04
(Thanh tra) - Những năm gần đây, bên cạnh các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước mang lại hiệu quả cao thì cũng có không ít công trình đang làm rầu lòng dân.
Đập thủy lợi không nước. Ảnh: TQ
Công trình thủy lợi 39 tỷ đồng không nước
Hơn 7 năm trước, công trình thủy lợi Ngọc Linh đã được đầu tư cho nhân dân xã Linh Hồ và xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên với tổng số vốn 39 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang làm chủ đầu tư.
Theo tính toán, sau khi hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào hoạt động, dự án này sẽ cung cấp nước tưới cho 314ha lúa hai vụ; cung cấp nước nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt cho người dân trong vùng dự án…
Khởi công năm 2009, gói thầu số 2 bao gồm đập chắn và một phần kênh dẫn đã hoàn thành vào năm 2011. Người dân bắt đầu được hưởng lợi từ dự án thì sự cố xảy ra vào ngày 9/8/2015. Chân đập đã bị nước “khoan thủng”, toàn bộ hệ thống đập mối, tuyến kênh của gói thầu số 2 với tổng trị giá trên 11 tỷ đồng này gần như bị rỗng tếch.
Điều đáng nói là, UBND xã đã có báo cáo về “sự cố thủng đập” lên chủ đầu tư, nhưng khi PV hỏi về sự cố thủng đập thì chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công đều nói… không biết!
Còn người dân thì không biết lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng ra sao.
Nhà máy Thủy điện 12,7 tỷ đồng chết yểu
Theo Chương trình Năng lượng nông thôn giữa Việt Nam và Thụy Điển, 4 thôn: Bó Đướt, Đán Khao, Cao Bành và Khuổi Luông (xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên) đã được đầu tư Nhà máy thủy điện Thượng Sơn với số tiền 12,7 tỷ đồng, công suất 114kw.
Dự án được hoàn thành vào tháng 4/2010 cùng với 7 trạm biến áp đã được dựng lên, kéo dây về thắp sáng cho người dân 4 thôn trên.
Thủy điện chết yểu. Ảnh: TQ
Có điện, ngoài phục vụ cho sinh hoạt, học hành ban đêm của trẻ, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy sấy để cơ giới hóa, nâng cao thu nhập cho mình. Ngoài đầu tư máy móc, người dân còn mua cả máy thái cỏ, thái chuối để nuôi gia súc gia cầm. Đời sống của người dân dần khấm khá lên.
Tuy nhiên, niềm vui ấy kéo dài chưa đầy 3 năm, vào tháng 7/2013, mưa lớn, bờ kênh bị sạt lở, chân nhà máy bị xói mòn nên nhà máy tạm dừng hoạt động.
Dân có ý kiến nhưng chả thấy cán bộ nào vào để bày dân cách khắc phục và vận hành nên Nhà máy Thủy điện Thượng Sơn đành “ngủ” từ dạo ấy.
Ông Lý Xuân Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Sơn cho biết, sự cố của Thủy điện Thượng Sơn đã được xã làm báo cáo và gửi tới các cơ quan chức năng rồi. Đến nay cũng chưa thấy cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Khu du lịch sinh thái bỏ hoang
Khu du lịch sinh thái Nậm An xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, một thời được mệnh danh là “nơi tìm đến, chốn mong về” của không ít khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, khu du lịch “vang bóng một thời” này hiện đang bị bỏ hoang.
Khu du lịch bỏ hoang. Ảnh: TQ
Theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, với gần 3 tỷ đồng được “ném xuống”, 32 hộ gia đình người Dao của Nậm An cùng gần 200 nhân khẩu sẽ được hưởng lợi từ dự án. Năm 2008, khu du lịch này chính thức khởi công. Bằng sự góp sức của người dân cùng tiền ngân sách đầu tư nên chỉ 2 năm sau, khu du lịch đã đi vào hoạt động.
Thế nhưng, chỉ vài năm sau, dự án này đã nhanh chóng trở thành dĩ vãng. Đứng trước khu du lịch sinh thái Nậm An ngày nay, người ta phải tiếc đến buốt ruột cho cái sự hoang tàn của nó. Riêng ngôi nhà sàn đầy bản sắc có tên gọi nhà sàn B đã xuống cấp thảm hại, mái bị tốc, dột tứ tung. Cùng với đó, hàng loạt nhà sàn với các tên gọi 1, 3, 4 cũng xuống cấp thảm hại.
Được biết, năm 2012, huyện Bắc Quang đã trình Chủ tịch UBND tỉnh xin chủ trương bán số tài sản khu du lịch sinh thái Nậm An cho doanh nghiệp để họ quản lý kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chủ trì, khảo sát. Tuy nhiên, từ đó đến nay, huyện Bắc Quang vẫn chờ chủ trương của UBND tỉnh.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương