Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng - Thách thức lớn nhất của Chính phủ mới

Thứ sáu, 11/12/2015 - 17:06

(Thanh tra)- Vừa chính thức lên nắm quyền điều hành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, tân Tổng thống Burkina Faso Roch Marc Christian Kaboré và Chính phủ của ông, trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó thách thức lớn nhất chính là "con quái vật tham nhũng" đã và đang phá hủy nền kinh tế, xã hội của nước này.

Phát biểu nhân Ngày Thế giới Phòng, chống tham nhũng (9/12), tân Tổng thống Burkina Faso Roch Marc Christian Kaboré khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phòng, chống tệ nạn tham nhũng. Ảnh: Reuters

Claude Wetta, người đứng đầu Mạng lưới Chống tham nhũng Burkina Faso (REN-LAC) cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm, Burkina Faso bị mất khoảng 600 tỷ FCFA (khoảng 1 tỷ USD) vì tham nhũng. "Số tiền này có thể được dùng vào rất nhiều việc hữu ích, như xây đường giao thông, xây trường học, bệnh viện. Thế nhưng, thật đáng buồn, số tiền này lại bị tham nhũng, biển thủ bởi các quan chức biến chất, tham lam", Claude Wetta chua xót nói về tình trạng tham nhũng ở Burkina Faso.

Mặc dù dân số không nhiều, chỉ có khoảng 18 triệu dân, thế nhưng, có đến hơn một nửa dân số ở quốc gia này sống với mức dưới 1 USD mỗi ngày. Trong vòng 5 năm trở lại đây, rất nhiều cuộc điều tra xã hội học đã được tiến hành ở Burkina Faso, và tất cả đều chỉ ra rằng, gần 90% dân số Burkina Faso khẳng định tham nhũng đã và đang diễn ra tràn lan trên khắp đất nước này. Và những cuộc điều tra này cũng chỉ ra rằng, những lĩnh vực tham nhũng nhất ở Burkina Faso hiện nay là hải quan, cảnh sát và thuế.

Tân Tổng thống Burkina Faso Roch Marc Christian Kaboré, trong bài phát biểu của mình nhân Ngày Thế giới Phòng, chống tham nhũng (9/12), đã nhấn mạnh "Chúng ta đang xếp hạng "bi đát" nhất trong phòng, chống tham nhũng. Chúng ta phải thừa nhận điều này, để từ đó cố gắng đưa ra các biện pháp cần thiết nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng, để dần lấy lại uy tín của mình và đưa Burkina Faso thoát khỏi bảng "phong thần" những quốc gia tham nhũng nhất".

Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần phải coi tham nhũng là một loại trọng tội. Chính phủ sẽ yêu cầu các cơ quan tư pháp, khi xử lý các hành vi liên quan đến tham nhũng thì phải cương quyết, mạnh tay và xử lý dứt điểm, đến nơi đến chốn, không để lọt các đối tượng có hành vi tham nhũng, biển thủ, bất kể đó là ai, ở cấp nào.

Trong thời gian tới, nhiều dự luật, quy định về phòng, chống tham nhũng sẽ được ban hành, Cơ quan Giám sát Nhà nước Tối cao (ASCE) sẽ được cải tổ, các cơ quan tư pháp sẽ được tăng thêm nhiều quyền hành hơn. Bên cạnh đó, chính các công chức, quan chức của các cơ quan thực thi pháp luật sẽ phải chịu sự giám sát đặc biệt, và nếu dính líu tới các hành vi tham nhũng, biển thủ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn so với các đối tượng khác.

"Tham nhũng như một căn bệnh ung thư, đang làm băng hoại đạo đức, phá hoại nền kinh tế và xã hội Burkina Faso. Thế nên, dù chỉ mới lên nắm quyền được mấy ngày, nhưng cả Chính phủ và Quốc hội mới đều nhận thức rõ về mức độ nguy hại của tệ nạn tham nhũng hiện nay. Nhận thức phải đi đôi với hành động, nên việc nhanh chóng thông qua một đạo luật về phòng, chống tham nhũng đã cho thấy được quyết tâm của Chính phủ và Quốc hội mới trong cuộc chiến chống tham nhũng này", Tổng thống Burkina Faso cho biết thêm.

Cũng nhân Ngày Thế giới Phòng, chống tham nhũng (9/12), một loạt cơ quan thực thi pháp luật của Burkina Faso như tư pháp, cảnh sát, Cơ quan Giám sát Nhà nước Tối cao, dưới sự chủ trì của Chính phủ và Quốc hội, đã họp bàn về kế hoạch triển khai ngay đạo luật mới về phòng, chống tham nhũng, đưa đạo luật này phát huy hiệu quả càng sớm càng tốt.

Luc Marius Ibriga, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Nhà nước Tối cao cho rằng việc quan trọng nhất bây giờ không phải là hô hào chung chung hay ra những văn bản cứng nhắc, mà là cả hệ thống chính trị phải chung tay, đồng thuận, linh hoạt trong phòng ngừa tham nhũng cũng như  phải thật cương quyết trong chống tham nhũng, xử lý triệt để và mạnh tay với mọi đối tượng có hành vi tham nhũng, biển thủ.

"Chúng ta hy vọng rằng, với tất cả những biện pháp cần thiết nhất mà Chính phủ và Quốc hội áp dụng để phòng, chống tham nhũng, Burkian Faso sẽ sớm thoát khỏi đại nạn tham nhũng, dần lấy lại niềm tin của cộng đồng quốc tế, và quan trọng hơn cả, đẩy lùi tham nhũng chính là biện pháp duy nhất để từng bước cải thiện cuộc sống của người dân Burkina Faso, đưa đất nước này thoát nghèo", Luc Marius Ibriga, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Nhà nước Tối cao nhấn mạnh.

Nhật Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm