Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 13/09/2014 - 09:27
Mỹ đang rục rịch mở rộng chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) với kế hoạch xuất kích máy bay từ Arbil ở miền bắc Iraq.
Binh sĩ Iraq xem xét thi thể phiến quân IS thiệt mạng sau cuộc không kích của Mỹ ở ngoại ô Haditha ngày 9/9. Ảnh: Reuters
Giới chức Nhà Trắng nói sẽ hành động bất cứ lúc nào nếu có cơ hội.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ sớm xuất kích từ một căn cứ ở miền bắc Iraq, trong một phần chiến dịch không kích dữ dội hơn nhằm vào lực lượng IS.
Đánh từ bên trong Iraq
Giới quan sát bình luận việc sử dụng căn cứ không quân Arbil ở miền bắc Iraq cho thấy Mỹ đang mở rộng tấn công IS.
AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby xác nhận “máy bay có người lái và có vũ trang” của Mỹ sẽ bay từ Arbil, thủ phủ khu tự trị của người Kurd, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trước đây, máy bay chiến đấu và các loại máy bay khác của Mỹ ném bom IS đều bay từ các căn cứ và từ tàu sân bay ở các vùng bên ngoài Iraq. Căn cứ ở Arbil sẽ giúp các máy bay Mỹ tiếp cận trận địa dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ không tiết lộ loại máy bay nào sẽ tham gia chiến dịch không kích tăng cường và bao nhiêu máy bay sẽ được điều tới Arbil.
Phần không kích xem như đã rõ, nhưng phần huấn luyện lực lượng địa phương tại Syria chiến đấu chống lại IS đang gây hoài nghi. Giới phân tích nhận định việc này đẩy Mỹ vào thế phụ thuộc một nhóm đa dạng đang bị chia rẽ bởi đấu đá bên trong.
Báo New York Times dẫn lời nhà phân tích Aron Lund về Syria: “Đừng kỳ vọng tìm thấy một nhóm quân nổi dậy quy củ, trong sạch, tôn trọng quyền con người và trong tư thế sẵn sàng bởi họ không tồn tại. Đây sẽ là một cuộc chiến rất dơ bẩn và anh phải đối mặt với điều kiện mà họ đưa ra”.
Giới phân tích chuyên theo dõi động thái của phong trào nổi dậy ở Syria nói khái niệm về Quân đội giải phóng Syria (FSA) là một lực lượng đoàn kết với một cấu trúc chỉ huy hiệu quả là điều hoang đường.
Quân nổi dậy ở Syria, như New York Times cho biết, như một quần đảo nằm rải rác với hầu hết là lực lượng địa phương có lý tưởng từ chủ nghĩa dân tộc đến thánh chiến.
Sẽ hành động bất cứ lúc nào
Trong khi đó, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết quân số lực lượng IS ở Iraq và Syria khoảng 20.000-31.500 người, cao hơn nhiều so với con số dự đoán trước đó là khoảng 10.000.
AFP dẫn lời người phát ngôn CIA Ryan Trapani nói số liệu mới dựa trên các báo cáo tình báo mới được nghiên cứu lại từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay.
“Số liệu mới này phản ánh thực tế sự gia tăng quân số do sự tuyển mộ mạnh mẽ từ tháng 6 của lực lượng này sau thành công trên trận địa và việc tuyên bố thành lập IS, các hoạt động chiến đấu mạnh mẽ hơn và các thông tin tình báo nhiều hơn” - Trapani nói.
Ngoài ra, CNN dẫn nguồn tin khác cho biết đã có hơn 15.000 chiến binh nước ngoài đến Syria, trong số này có khoảng 2.000 người phương Tây.
Những chiến binh nước ngoài này đến từ hơn 80 quốc gia. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu đa số chiến binh này gia nhập lực lượng IS hay tản mác sang các nhóm chống Chính phủ Syria.
Thông tin về quân số mới của IS được đưa ra sau khi có các tin nói Mỹ đã bắt đầu những chuyến bay do thám ở Syria để thu thập thông tin tình báo giúp đưa đến quyết định không kích IS.
Nguồn tin khác giấu tên cũng nói với CNN rằng Washington sẽ hành động nhằm vào IS bất cứ lúc nào cảm thấy có cơ hội. Các quan chức ở Nhà Trắng tiết lộ họ không đánh giá số lượng hoặc quy mô của các mục tiêu, mà sẽ xem xét các phương án dựa trên việc mở rộng thu thập thông tin tình báo ở Syria.
Đức từ chối tham gia không kích
Hôm qua, theo Reuters, bà Christiane Wirtz - người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel - khẳng định: “Tình hình ổn định của khu vực là mối quan tâm lớn của Chính phủ Đức, nhưng Đức sẽ không tham gia hoạt động không kích (do Mỹ khởi xướng)”.
Trong khi đó, theo AFP, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bay đến Baghdad hôm qua cùng với 15 tấn hàng cứu trợ để thể hiện sự ủng hộ đối với Chính phủ Iraq trong nỗ lực chống lại IS.
Trước đó, Pháp đã tuyên bố sẵn sàng tham gia chiến dịch không kích chống lại IS “nếu cần thiết”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, cũng đến Iraq cùng ông Hollande, nhấn mạnh Syria lại là một tình thế hoàn toàn khác.
Hiện có 10 nước Ả Rập đã nhất trí cùng chia sẻ công sức trong cuộc chiến chống IS, trong đó bao gồm việc “chặn đứng dòng chiến binh nước ngoài đến với IS thông qua các nước láng giềng, ngăn chặn việc tài trợ cho IS và các phần tử cực đoan...”.
Theo TTO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà