Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đã dẫn độ 700 đối tượng tham nhũng về nước

Thứ tư, 16/12/2015 - 06:41

(Thanh tra)- Sự kiện Guo Guangchang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc tế Fosun Trung Quốc bất ngờ "bặt vô âm tín" từ cuối tuần qua, chỉ là 1 trong số hàng nghìn trường hợp đột ngột "biến mất" khi bị cơ quan chức năng Trung Quốc tiến hành điều tra về các hành vi liên quan đến tham nhũng, biển thủ. Dù trốn chạy, nhưng các đối tượng này vẫn bị Trung Quốc ngày đêm truy nã trên toàn cầu.

Huang Yurong, đối tượng "đứng thứ tư" trong danh sách 100 đối tượng tham nhũng bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất, đang ký vào biên bản khi bị dẫn độ từ Mỹ về Trung Quốc. Ảnh: AFP

Kể từ khi lên nắm quyền ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai một cách quyết liệt chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" nhằm diệt trừ tệ nạn tham nhũng đang ăn sâu vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước này. Hàng trăm, hàng nghìn cuộc điều tra được triển khai, kèm theo đó là những vụ bắt giữ đình đám, những phiên xét xử các quan chức thuộc vào hàng "khủng". Thế nên, cũng kể từ khi cuộc chiến chống tham nhũng này được triển khai, nhiều quan tham Trung Quốc khi thấy "động" vội vàng trốn chạy. Các quan tham thường nghĩ rằng, trốn được càng lâu càng tốt, để thời gian sẽ "xóa" dần tội lỗi. Thế nhưng, chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc lại đang đi ngược lại với mong muốn của các quan tham, khi Trung Quốc đang tiến hành truy nã một loạt quan chức tham nhũng trốn chạy khỏi Trung Quốc, trong đó có nhiều người đã trốn chạy từ hàng chục năm nay.

Để có thể truy tìm và dẫn độ các quan tham về nước chịu tội, Bắc Kinh đã đàm phán, thỏa thuận và ký kết hàng loạt hiệp ước dẫn độ với nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia mà Trung Quốc cho rằng quan tham của họ thường xuyên ẩn náu, như Mỹ, Canada, Australia… Những hiệp ước dẫn độ này là một phần quan trọng trong chiến dịch "Lưới trời" mà Trung Quốc triển khai, cũng là một kế hoạch hữu dụng để Trung Quốc thực hiện việc thu hồi tài sản mà các quan tham cất giấu ở nước ngoài.

Theo nguồn tin của các cơ quan truyền thông Trung Quốc, chỉ tính từ tháng 4/2015 đến nay, chính quyền nước này đã phát hiện, bắt giữ và dẫn độ thành công hơn 700 đối tượng có hành vi tham nhũng, biển thủ, nhận hối lộ… từ nhiều quốc gia về Trung Quốc để xử lý.

Liu Dong - Phó Giám đốc Cơ quan Điều tra về tội phạm kinh tế Trung Quốc khẳng định: "Dù các quan tham có trốn ở đâu, chúng tôi cũng sẽ điều tra và bắt giữ để dẫn độ về nước xét xử".

Cũng theo ông Liu Dong, hơn 700 đối tượng tham nhũng đã bị dẫn độ về Trung Quốc từ 68 quốc gia khác, trong đó nhiều nhất là dẫn độ từ Mỹ về 48 đối tượng, từ Canada 34 đối tượng, từ Australia 19 đối tượng…

Điển hình nhất là đầu tháng 12 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã dẫn độ từ Mỹ về đối tượng Huang Yurong - cựu nữ Bí thư Đảng ủy Sở Giao thông tỉnh Hà Nam (1 tỉnh ở miền Trung của Trung Quốc). 63 tuổi, Huang Yurong nằm ở vị trí thứ 4 trong bảng danh sách 100 quan tham bị truy nã gắt gao nhất Trung Quốc và là 1 trong số những nữ quan tham trốn chạy khỏi Trung Quốc lâu nhất. Huang Yurong bị dẫn độ từ Mỹ về Trung Quốc sau 13 năm trốn chạy.

Dù không nằm trong danh sách 100 quan tham Trung Quốc bị truy nã gắt gao nhất, nhưng Kuang Wanfang lại là nữ đối tượng trốn chạy lâu nhất bị bắt giữ. Năm 2001, Kuang Wanfang cùng chồng (là một quan chức ở Ngân hàng Trung Quốc) đã biển thủ của ngân hàng này và chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài số tiền gần 500 triệu USD. Sau khi chuyển tiền, cả 2 vợ chồng đã trốn chạy đến Mỹ và ẩn náu tại đây. Năm 2008, Kuang Wanfang bị bắt giữ khi đang đánh bạc tại Las Vegas (Mỹ) và bị tống giam vì tội giả mạo giấy tờ và nhập cư bất hợp pháp. Đến tháng 9/2015, Kuang Wanfang đã bị cơ quan tư pháp Mỹ trao trả về Trung Quốc.

Theo con số chưa chính thức, trong năm 2015, Trung Quốc đã thu hồi được khoảng 1,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 186 triệu USD) tiền tham nhũng của các đối tượng trốn chạy.

Cũng trong năm 2015, cơ quan điều tra Trung Quốc đã phá vỡ hơn 150 tổ chức tín dụng, tài chính bất hợp pháp, bắt giữ gần 300 người liên quan, phong tỏa tổng số tài sản và tài khoản trị giá khoảng 800 tỷ nhân dân tệ (khoảng 124 tỷ USD).

Nhật Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm