Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/09/2014 - 16:24
(Thanh tra) - "Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (NTM)" là nội dung cuộc tọa đàm diễn ra hôm nay (4/9) do Báo Hànộimới phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của TP Hà Nội và Ban Chỉ đạo Chương trình 02 huyện Đan Phượng tổ chức.
Xây dựng hệ thống cống, kênh mương tại xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: T.A
Nhiều ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước và các địa phương đã hiến kế để Hà Nội cán đích 161 xã NTM trong năm 2015.
Lấy dồn điền, đổi thửa làm khâu đột phá
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, đến nay, Hà Nội có 38/386 xã đạt chuẩn NTM, dẫn đầu cả nước; 151 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, trong đó năm 2014, phấn đấu 60 xã hoàn thành NTM; 150 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 13 tiêu chí.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, để có được kết quả đó, bước đi đúng, trúng - nền tảng tạo thành công lớn nhất trong công tác xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP Hà Nội là lựa chọn công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) làm khâu đột phá, mặc dù đây không phải là tiêu chí NTM.
Từ năm 2012 đến nay, thành phố đã thực hiện DĐĐT được 73.570/76.365ha, bằng 96,3% kế hoạch. Một số huyện dồn được diện tích lớn như: Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thạch Thất... Tổng diện tích dôi dư sau DĐĐT là 1.404ha tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi.
Cùng với đó, các huyện đều triển khai công tác quy hoạch lại hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị đất canh tác. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa đã hình thành với các mô hình cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 24,3 triệu đồng/người/năm. Đây là thành công lớn thứ hai trong công tác xây dựng NTM.
Xây dựng NTM ở Hà Nội còn tạo nên một thành công là cơ sở hạ tầng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, không chỉ bằng nguồn ngân sách Nhà nước mà còn bằng nguồn xã hội hóa giúp nhiều tiêu chí khó về cơ sở hạ tầng vẫn đạt được với tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố là 17.103 tỷ đồng (không tính hai quận Từ Liêm)...
Nhiều công trình nhà lưới hiện đại được xây dựng từ khi NTM được phát động, giúp nâng cao năng suất, thu nhập cho nông dân. Ảnh: T.A
Trăn trở việc giữ vững và nâng cao tiêu chí thu nhập cho nông dân
Mặc dù có số xã hoàn thành xây dựng NTM đứng đầu cả nước nhưng nhiều ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực NTM và các địa phương đều đồng tình cho rằng, các xã đã hoàn thành xây dựng NTM vẫn còn nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Trong đó, trăn trở nhất là giữ vững và nâng cao tiêu chí "thu nhập bình quân đầu người".
Thực tế, hiện nay tại các xã NTM, nhiều dự án chuyển đổi sản xuất được đặt ra tại Đề án xây dựng NTM vẫn "dậm chân tại chỗ" khiến các địa phương lúng túng, khó duy trì, nâng cao mức sống bền vững cho nhân dân. Việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn thành phố hiện đang vấp phải nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp một số nơi nhất là vùng xa trung tâm vẫn mang tính truyền thống là chính, do đó thu nhập còn thấp, không ổn định.
Trong khi đó, một số huyện có diện tích đất nông nghiệp nằm trong Quy hoạch Phát triển đô thị, quy hoạch phân khu của thành phố nên không thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ có thể sản xuất độc canh cây lúa, thậm chí có địa phương còn bỏ hoang. Số lượng mô hình, nhất là số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; việc tổ chức nhân ra diện rộng còn hạn chế.
Cần điều chỉnh cơ chế, chính sách linh hoạt
Nhiều ý kiến địa phương đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép một số huyện có cơ chế đặc thù khi thực hiện chuyển đổi sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn. Tiếp tục giải quyết những bất cập từ cơ chế, chính sách đồng thời cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục trong đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt để tạo nguồn lực xây dựng NTM.
Đồng thời, thành phố cũng cần kiến nghị với Trung ương điều chỉnh một số tiêu chí, trong đó, nên tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của các xã để xây dựng nhà văn hóa, trung tâm thể thao văn hóa xã cho phù hợp, nên tập trung đầu tư nhà văn hóa thôn trung tâm làm trung tâm văn hóa xã. Trong tiêu chí xây dựng trường trung tâm đạt chuẩn quốc gia nên đặt thành các điểm trường cho những xã có địa bàn thôn cách xa nhau...
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ nhận định, khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng NTM rất eo hẹp bởi việc đấu giá đất khó khăn. Ngoài nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng, quy trình đấu giá đất vẫn còn bộc lộ nhiều phức tạp và có không ít bất cập. Không những thế, việc huy động sức dân và doanh nghiệp còn khó khăn. Quyết định 16/2012, QĐ-UB ngày 6/7/2012 của UBND TP Hà Nội về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM mặc dù đã thể hiện tính ưu việt, giúp các địa phương triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn nhưng cũng bộc lộ những bất cập khiến các địa phương khó tiếp cận. Bên cạnh đó, một số tiêu chí còn chưa phù hợp với thực tế, cần phải được nghiên cứu điều chỉnh mới giúp các địa phương về đích.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình