Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/10/2017 - 10:34
(Thanh tra)- Là tiêu đề của Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vào chiều ngày 5/10 tại tòa nhà VCCI - Hà Nội.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: TQ
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, tại Việt Nam, hiện nay doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (NVV) chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Cộng đồng DN này đang đóng góp cho sự ổn định công ăn việc làm, góp phần khắc phục rủi ro cho nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, DNNVV vẫn đang có nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về tiếp cận tài chính. Hội thảo này là cơ hội để ngân hàng và khối DN nói chung và DNNVV nói riêng kết nối lại với nhau để cùng nhau phát triển.
Theo TS. Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, giải pháp tín dụng cho DNNVV không phải chủ đề mới nhưng cũng không bao giờ cũ bởi thực tế hiện nay phía DN phàn nàn kêu khó tiếp cận nguồn vốn, trong khi ngân hàng thương mại kêu khó mở rộng tín dụng cho DNNVV. Điều này đã giải quyết được một cách rất tích cực qua các cơ chế của Nhà nước như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.
"Hiện cái khó tiếp cận tín dụng của DN đều cũng đã nhận thấy từ 2 phía. Hội thảo ngày hôm nay DN đừng kêu khó mà hãy đề xuất các biện pháp để giải quyết cái khó. Chính giải pháp đó giúp cơ quan quản lý sớm hoàn thiện được giải pháp gỡ vướng cho DNNVV", ông Tú đề nghị.
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, có nhiều nguyên nhân khiến tín dụng DNNVV còn chưa cao, trong đó có nguyên nhân đến từ các tổ chức tín dụng (TCTD). Một số TCTD chưa thực sự “mặn mà” đối với khách hàng DNNVV, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Các TCTD chưa có các sản phẩm dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNNVV, các sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt. Đặc biệt, thủ tục tín dụng còn rườm rà, phức tạp cũng là một trong những “rào cản” khiến TCTD chưa thể giải ngân.
Ngoài ra, ông Lực cũng cho rằng có một nguyên nhân nữa đến từ chính các DNNVV, đó là DNNVV có trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu; trình độ lao động thấp; thông tin kém minh bạch, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn ngân hàng còn hạn chế. Nhiều DNNVV thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo vị thế, thương hiệu trên thị trường; chủ yếu thanh toán tiền mặt nên ngân hàng khó kiểm soát dòng tiền. Đặc biệt, DNNNV thường thiếu tài sản đảm bảo, chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro, thiếu hiểu biết về cơ chế, chính sách, sản phẩm - dịch vụ và các gói của các định chế tài chính, các chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ/hiệp hội…
Bà Hoàng Thị Hồng - Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, cần các giải pháp đó là: Minh bạch hóa thông tin DN: Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV để các TCTD có thể truy cập và sử dụng (tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tình trạng hoạt động... );
Phát triển thị trường tín dụng dành cho DNNVV: Trong đó, phát triển các sản phẩm phù hợp với DNNVV: thủ tục, hồ sơ, lãi suất...; phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi.
Tăng cường liên kết ngân hàng với DN, ngân hàng với các định chế tài chính hỗ trợ DNNVV, với các hiệp hội DN. Cụ thể, thúc đẩy hình thành mạng lưới các nhà đầu tư, quỹ đầu tư để cung cấp vốn cho DNNVV; tạo kênh huy động vốn (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) cho DNNVV trên thị trường chứng khoán; đẩy mạnh việc cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính.
TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội hy vọng, Luật Hỗ trợ DNNVV vừa được thông qua là cơ hội tích cực tạo sự thông thoáng cho DN trong việc tiếp cận vốn cho DNVVV, với chính sách này là bước ngoặt quan trọng để tạo tiền đề cho DN phát triển.
“Chúng tôi hy vọng với những quyết sách của Chính phủ hiện nay sẽ có những văn bản ban hành thiết thực hiệu quả cho DN trong việc tiếp cận tín dụng cho DNNVV, lực lượng DN quan trọng hiện nay của nền kinh tế tạo việc làm, góp phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, liên kết chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết, Chính phủ và NHNN luôn xác định phát triển DNNVV là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân và DNNVV là 1 trong 5 lĩnh vực ngành Ngân hàng ưu tiên đầu tư tín dụng. Để tiếp tục mở rộng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của DNNVV trong thời gian tới, ngành ngân hàng tập trung vào một số các giải pháp như:
Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát, kiểm soát tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN, trong đó có các DNNVV; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn TCTD, Quỹ phát triển DNNVV, xây dựng và hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật để bảo đảm sự đồng bộ ngay sau khi Luật có hiệu lực;
Tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành NH góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển DN; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng...
Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành nghề cần nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của mình để làm cầu nối cho các DNNVV tiếp cận với các TCTD; đầu mối trong việc hỗ trợ cho các DNNVV về thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các DN thành viên.
Bản thân các DNNVV cũng phải tự hoàn thiện, tuân thủ quy định của pháp luật và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực để nâng cao uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng kiểm soát dòng tiền và tình hình tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn.
Theo ông Lâm Văn Chiểu - Phó Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, hiện nay các DN đang rất cố gắng gồng mình để vượt qua và chống chọi với những khó khăn chung của nền kinh tế hiện tại, đặc biệt với các DN nông nghiệp mức độ rủi ro ngày một gia tăng, rủi ro về giá, rủi ro về dòng vốn, rủi ro về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... khó khăn tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Cộng đồng DN đề nghị hệ thống ngân hàng và các cơ quan chức năng hỗ trợ để nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng; xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà