Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/08/2019 - 06:30
(Thanh tra)- Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, nhiều đợt thiên tai, bão lũ xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hạ tầng giao thông cho nhiều địa phương. Với Thái Nguyên, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương và từng người dân trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nên đã giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thiên tai gây thiệt hại cho hạ tầng giao thông nhiều địa phương. Ảnh Internet
Thiên tai gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban phụ trách công tácphòng, chống thiên tai - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN) cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình diễn biến thời tiết trong tỉnh cũng như nhiều địa phương trong cả nước có diễn biến phức tạp.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xảy ra 8 đợt thiên tai, làm 1 người chết, 7 người bị thương; gần 4.000 ngôi nhà, trên 40 điểm trường, 22 công trình văn hóa, 2 bệnh viện và nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị hư hỏng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với thiệt hại về các công trình thủy lợi, hệ thống hồ đập, kênh mương, thì cũng có khoảng gần 1.000ha lúa, hoa màu, cây trồng lâu năm, hàng năm, rừng bị thiệt hại; một số trang trại chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng với trên 12.000 con gia cầm chết; trên 32ha ao thủy sản bị ảnh hưởng; một số công trình thủy lợi bị hư hỏng.
Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm 2019 khoảng 67,6 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại khoảng 26 tỷ đồng. So với cùng kỳ các năm trước, số đợt thiên tai xảy ra tương đương như năm 2018; tuy nhiên, thiệt hại về tiền tăng lên rất nhiều.
Để đối phó với tình hình trên, trong thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tập trung chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; chỉ đạo các địa phương tập trung thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của các cấp; tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2018; xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2019, trong đó, phân công nhiệm vụ rất cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành; xây dựng các phương án phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn đi kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi, công trình hồ đập, một số công trình chứa chất thải của các cơ sở khai thác khoáng sản, để thông qua đó chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị có giải pháp khắc phục, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa bão; đưa nội dung diễn tập công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn vào kế hoạch diễn tập hàng năm.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo
Để thực hiện công tác PCTT&TKCN đạt hiệu quả, theo ông Sỹ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu của công tác phòng, chống thiên tai, để nâng cao trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện; đặc biệt nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tự phòng, chống, ứng phó với thiên tai cho gia đình và bản thân mình.“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo và mở rộng đối tượng được cảnh báo trong thời gian tới”, ông Sỹ cho biết.
"Vừa qua, cơ quan thường trực đã thực hiện tin báo để thông tin, cảnh báo diễn biến thời tiết xấu đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh, cấp huyện, dự kiến trong thời gian tới tiếp tục mở rộng đối tượng đến các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã, để thông qua đó kịp thời thông tin, cảnh báo hiện tượng, diễn biến thời tiết xấu cho các đơn vị và nhân dân. Trên cơ sở đó, thực hiện việc rà soát, kiện toàn các Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, rà soát lại phương án phòng, chống thiên tai ở các địa phương, nhất là ở cấp cơ sở, để chủ động phòng tránh với những tình huống thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra” ông Sỹ nói.
Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai, trong đó, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư một số công trình hạ tầng như ngầm tràn, đập tràn có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng phòng tránh tình huống xấu do thiên tai xảy ra. Đầu tư nâng cấp các phương tiện, thiết bị dự báo, cảnh báo, vật tư dự phòng để đáp ứng yêu cầu cho công tác phòng, chống thiên tai.
Bảo Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải