Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/04/2016 - 15:32
(Thanh tra) - Gần 3 tuần nay, hiện tượng cá chết tại các vùng biển miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào Thừa Thiên - Huế vẫn đang được các cơ quan, bộ, ngành truy tìm nguyên nhân. Người dân thấp thỏm chờ đợi kết luận chính thức của các cơ quan chức năng để họ yên tâm bám biển.
Cá chết hàng loạt ở bờ biển Thừa Thiên - Huế
Thảm họa môi trường?
Anh Nguyễn Văn Cừ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, sau một chuyến ra khơi, trở về với hàng chục kg cá mòi, cá trích và vài chục kg mực. Trước đây, với số cá, mực này, anh có thể thu về được vài triệu đồng. Thế nhưng, giờ cá đánh bắt lên bán rẻ cũng chẳng ai dám mua ăn vì người dân sợ ngộ độc.
“Giờ chúng tôi ra khơi, phải đi xa mới có cá. Cả tuần nay, ở nhà nóng ruột quá, vì đánh bắt, ra khơi là nghề của cả gia đình. Không làm nghề này thì biết làm gì mà sống. Nếu không thu hoạch được tôm, cá bán lấy tiền thì lấy đâu ra tiền để trang trải cuộc sống và trả lãi vay ngân hàng”, anh Cừ nói.
Cá ế, dân buồn
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng nói: “Chúng tôi cần một thông tin minh bạch rõ ràng và cần tuyên truyền rộng rãi để người tiêu dùng biết, để chúng tôi yên ổn làm ăn”.
Nhiều người cho rằng, đây là một sự việc cực kỳ nghiêm trọng, chưa từng xảy ra, với quy mô như vừa rồi, nên được xem là thảm họa môi trường. Nếu như đã xác định được là thảm họa thì chúng ta không thể vào cuộc chậm trễ như thời gian vừa qua.
Theo PGS.TS Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên Việt Nam và Môi trường biển, thực ra, ở Việt Nam chưa hình thành các cấp độ môi trường biển, cho nên đây là bài học trong thời gian tới để chúng ta đề ra những quy chuẩn nhất định kể cả về mặt chính sách và cơ chế để ứng phó với các hiện tượng mà được xét vào thảm họa môi trường.
“Hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung, có thể được xem là điểm nóng, thì chúng ta phải dùng các biện pháp tương ứng như: Thanh tra, giám sát theo một quy trình nhất định để bảo đảm phát hiện nhanh những vấn đề về nguyên nhân cũng như nguồn gốc, mức độ gây ra sự cố môi trường đó, ở đây là mức độ ô nhiễm môi trường biển, thiệt hại ban đầu mà ô nhiễm gây ra”, PGS.TS Hồi nói.
Hiện nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là do một loại độc tố cực mạnh, có thể từ bờ gây ra chứ không phải là tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn xả độc tố và khu vực xuất phát của độc tố vẫn chưa được đoàn công tác liên ngành của các bộ, ngành xác nhận. Nhưng quan sát diễn biến vụ việc cộng với phân tích diễn biến của dòng hải lưu, nhiều nhà khoa học đã khoanh vùng, đó là Hà Tĩnh.
Tình trạng cá chết được người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh phát hiện vào ngày 6/4, sau đó, liên tục lan vào vùng biển miền Trung. Ngày 14/4, hiện tượng cá chết xuất hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị, sau đó lan đến Thừa Thiên Huế.
Quan sát bản đồ không gian và thời gian cá chết, PGS.TS Chu Hồi nhận định, có khả năng nguồn độc tố xuất phát từ vùng biển Hà Tĩnh và đi theo dòng hải lưu Bắc Cực xích đạo tác động tới vùng biển các tỉnh miền Trung. Vì vậy, đoàn kiểm tra liên ngành nên tập trung rà soát ở vùng biển này để có hướng điều tra tập trung, hiệu quả.
Về độc tố môi trường, nhiều chuyên gia cho rằng, phải là chất độc Cyhinua, hoặc có tính tương tự cá mới chết nhiều như vậy.
TS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (ĐH Công nghiệp TP HCM) nhận định, các chất này hòa tan trong nước và di chuyển nhanh, khả năng lắng tụ kém và nhờ có dòng hải lưu đưa chất độc với tốc độ nhanh như vậy.
Tăng cơ chế giám sát
Về giả thiết ống xả thải của Formsa Hà Tĩnh liên quan đến việc cá chết, người lên tiếng, phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc Đối ngoại Cty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh chiều qua, dễ dàng khiến người dân suy nghĩ “có tật giật mình”. Phát biểu của ông này gây tranh cãi, rất không thích hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Khi PV VTC 14 đề cập đến việc, xung quanh ống xả thải của Cty không hề có một sinh vật biển nào sống được. Ông ấy trả lời rằng, nhiều khi được cái nọ, mất cái kia… muốn được bắt cá, bắt tôm hay muốn được nhà máy thép.
Hàng trăm tấn thép tấm được sản xuất tại Formosa mỗi ngày, ảnh: Trà Vân
Điều đó, có thể hiểu rằng, Formosa đang cảnh báo và có tính thách thức về thảm họa ô nhiễm trong thời gian tới.
Điều đáng nói, tại thời điểm này,cho dù đối tượng nào xả thải đi nữa, thì giờ chắc chắn họ đã khóa van xả thải rồi, chất độc cũng theo dòng hải lưu trôi đi. Liệu việc truy tìm có gặp khó khăn?
Theo PGS.TS Chu Hồi, để quản lý môi trường biển, người ta phải quản lý từ các không gian nguồn, đặc biệt là nguồn thải từ đất liền, trên biển, không khí. Trong đó, nguồn từ đất liền chiếm từ 40 - 70%. Nhiều ý kiến cho rằng, nên nhanh chóng khởi tố vụ án để tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, chúng ta cần xem đó là bài học để nhìn nhận đúng, đánh giá đúng để tìm ra biện pháp quản lý. Cụ thể, nếu ống xả của Cty được cấp phép xả thải rồi, thì cơ chế giám sát xả thải của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với Formossa để bảo đảm các cam kết mà Formssa đã ký với Việt Nam, quy rõ trách nhiệm cho doanh nghiệp và phải xây dựng được quy chuẩn báo động thảm họa môi trường.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ chiều tối nay 12/12 đến chiều tối ngày 14/12, khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Thái Hải
21:09 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng