Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ ba, 02/06/2020 - 06:34
(Thanh tra)- Thời gian gần đây, người dân thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) bức xúc trước tình trạng nước sinh hoạt của Công ty Cổ phần Nước sạch và Môi trường Lục Yên (Công ty Nước sạch Lục Yên) thường xuyên có màu vàng đục, đỉnh điểm ngày 26/5 nước chuyển màu vàng đậm “đặc quánh”. Không những thế, giá bán nước của công ty cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng các huyện miền núi.
Hệ thống lọc nước của Nhà máy Nước Lục Yên. Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Ngày 26/5, trên mạng xã hội Facebook, nhiều người dân thị trấn Yên Thế liên tục đăng các bài viết kèm hình ảnh và video phản ánh về tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm, có mùi hôi, tanh và màu vàng đậm.
Sau vài giờ đăng, các bài viết này nhận được hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ. Đa phần các bình luận cùng quan điểm với chủ tài khoản, nhiều người còn rủ nhau đi kiện đơn vị cung cấp nước.
Trao đổi với phóng viên (PV) Báo Thanh tra, bà Vi Thị Mai, tổ 7, thị trấn Yên Thế, bức xúc cho biết, mấy năm gần đây, đặc biệt những tháng đầu năm 2020, nước sạch do Công ty Nước sạch Lục Yên cung cấp thường xuyên bị vàng đục, riêng ngày 26/5 vừa qua thì quá kinh khủng, nhìn chậu nước xả ra mà ngỡ như chậu bùn. Bà hay tích nước vào thùng để dùng, nhưng sáng hôm sau dưới đáy có 1 lớp bùn nhớt, mùi tanh, còn téc chứa nước khoảng 2 tuần phải vệ sinh một lần, mỗi lần vệ sinh có lớp bùn dày mấy phân.
Gia đình bà sản xuất bánh phở, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn phải đảm bảo, vậy mà nguồn nước sạch bị ô nhiễm như này thì rất khó khăn cho việc sản xuất. Trong khi nước thì bẩn mà công ty vẫn bán với giá cao tới gần 10.000 đồng/m3 tính cho nước sản xuất, tháng cao nhất nhà bà phải thanh toán 1,3 triệu đồng tiền nước.
Ông Nguyễn Huy Giang, tổ 7 cho biết, khi nhà máy nước sạch còn thuộc quản lý của Nhà nước (Trạm Thủy nông huyện Lục Yên) giá nước chỉ khoảng 4.000 đồng/m3, nay chuyển tư nhân quản lý giá nước sinh hoạt tính theo bậc, nhà nào dùng nhiều có thể lên đến hơn 10.000 đồng/m3.
“Tôi đã từng hỏi nguyên lãnh đạo Trạm Thủy nông, họ nói mức giá 4.000 đồng/m3, trừ tất cả các chi phí, hàng năm nhà máy vẫn có lãi vài trăm triệu đồng. Vậy mà, khi chuyển đổi cho tư nhân quản lý, hầu như không thấy họ nâng cấp, sửa chữa gì mà giá nước cao gấp đôi. Với một huyện miền núi mà người dân phải mua nước sạch với giá cao ngang giá nước ở Thủ đô, nếu nước đảm đảo vệ sinh thì không nói làm gì, đằng này nước hay có màu vàng đất, tắm rửa cũng chẳng dùng được huống chi là ăn uống”, ông Giang bức xúc cho hay.
Còn anh Chu Mạnh Hùng, tổ dân phố 5 cho biết, vì nước sạch thường xuyên có màu vàng đục, không tin tưởng nên anh mua thêm máy về lọc lại. Vậy nhưng, nước quá bẩn dẫn đến máy lọc “quá tải”, trung bình khoảng 2 tuần anh phải thay bộ lọc một lần, còn bình nóng lạnh và máy giặt thường xuyên gọi thợ đến sục rửa vệ sinh, mỗi lần thay lọc hay vệ sinh như vậy vừa tốn tiền lại ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị.
Gia đình anh sử dụng duy nhất nguồn nước máy, khi nước bị ô nhiễm anh lo lắng cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, anh Hùng bức xúc về cách tính giá nước của nhà máy, anh cho rằng giá nước quá cao, gia đình có 5 người, gồm bố mẹ già, 2 vợ chồng anh và 1 đứa con nhỏ, trong khi đó anh thì đi làm cả ngày, nhưng hóa đơn nước hàng tháng gần 350 nghìn đồng, cao gấp mấy lần so với hồi nhà máy thuộc Trạm Thủy nông quản lý.
Qua tiếp xúc và ghi nhận thực tế tại một số hộ dân thị trấn Yên Thế, chúng tôi thấy nguồn nước có màu vàng đục với nhiều bùn và tạp chất, một số hộ sử dụng nước không đảm bảo dẫn đến các thiết bị vệ sinh bị hoen rỉ, cáu bẩn…
Những người PV từng tiếp xúc đều bức xúc trước tình trạng nước sinh hoạt thường xuyên bị nhiễm bẩn, người dân cho rằng từ khi Nhà nước bàn giao nhà máy cho Công ty Nước sạch Lục Yên quản lý và khai thác, hầu như công ty chưa đầu tư, nâng cấp hệ thống lọc nước mà chỉ dẫn nước trên hồ Làng Át về xử lý qua loa rồi bán cho dân với giá cao.
Mặc dù biết nước không đảm bảo vệ sinh, dùng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiều hộ dân không có lựa chọn nào khác.
Được biết, Nhà máy Nước sạch Lục Yên được đầu tư xây dựng từ năm 2002 bằng nguồn vốn tài trợ nước ngoài, do Trạm Thủy nông, nước sạch Lục Yên quản lý, khai thác và bán cho các hộ dân thị trấn Yên Thế và các xã lân cận.
Ngày 1/1/2017, Nhà nước bán đấu giá cho Công ty Nước sạch Lục Yên, từ đó công ty xây dựng giá bán nước theo cách tính lũy tiến, với mức 1 gần 6.000 đồng/m3… mức 5 gần 9.000/m3…
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Viết Đại, Chủ tịch UBND thị trấn Yên Thế cho biết, sáng 26/5, khi nhận được phản ánh của người dân, ông cùng đại diện tổ dân phố đã đến nhà máy nước để kiểm tra thực trạng. Phía Công ty Nước sạch Lục Yên giải thích nguyên nhân nước đục là do trên đầu nguồn hồ chứa đang thi công đập chính nên phải đào hệ thống kênh dẫn nước phụ về nhà máy, mấy ngày qua mưa lũ làm cho bùn đất chảy vào hệ thống kênh dẫn nước nên có tình trạng nước màu vàng.
Trước mắt, thị trấn đề nghị công ty khắc phục ngay tình trạng nước nhiễm bẩn, xử lý sự cố, khi nước đảm bảo chất lượng mới được tiếp tục cung cấp cho người dân, ông Đại thông tin.
Việc nước sạch bị nhiễm bẩn mà vẫn bán cho dân rõ ràng trách nhiệm chính thuộc Công ty Nước sạch Lục Yên, ngoài ra còn có trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Yên Bái về lĩnh vực này. Còn việc công ty đã thực hiện đúng quy trình xử lý cấp nước sinh hoạt? Nước có đạt tiêu chuẩn? Quá trình thẩm định tài sản, bán đấu giá nhà máy…?
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
Dưới đây là một số hình ảnh do người dân cung cấp phản ánh việc nước sạch bị ô nhiễm.
Điểm e, h Khoản 2, Điều 55, Nghị định 117/2007/NĐ-CP, ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch thì đơn vị cấp nước sạch có nghĩa vụ:
…e) Bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước cho khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ theo quy định.
h) Bồi thường khi gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.
Thu Huyền
13:56 11/12/2024(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.
Hoàng Long
21:00 10/12/2024Hương Giang
15:52 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trà Vân
06:30 09/12/2024Cảnh Nhật
16:41 08/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà