Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Anh
Thứ bảy, 23/11/2024 - 19:47
(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Người dân chăm chú lắng ghe các Trợ giúp viên pháp lý tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ảnh: BDT
Nghệ An là địa phương có diện tích rộng, đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý chiếm khoảng 50% dân số nhưng lại tập trung ở những vùng có địa hình phức tạp, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn; nhất là ở các huyện nằm ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam của tỉnh.
Ở địa bàn các huyện có đông đồng bào DTTS, điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn lực xã hội đầu tư cho người dân dù đã cố gắng song chưa đáp ứng nhu cầu, trong khi đó nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận được các chính sách, các quy định cụ thể, liên quan đến lĩnh vực mà người dân cần đến còn hạn chế. Do đó, công tác tuyên truyền pháp luật chưa đến được với nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
Từ thực tế đó. xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp, tư vấn, tuyên truyền pháp luật đến các huyện miền núi của tỉnh - nơi có đông đồng bào DTTS. Thông qua hoạt động trợ giúp viên của Trung tâm đã hỗ trợ miễn phí về pháp luật tuyên truyền, tập huấn, nhất là trong việc phổ biến pháp luật, TGPL về các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đất rừng… được Đảng và Nhà nước ưu tiên.
Trung tâm TGPL tỉnh Nghệ An hiện có 1 đơn vị đóng trụ sở chính thuộc Sở Tư pháp, còn có 3 chi nhánh đặt tại huyện Tương Dương, Diễn Châu và thị xã Thái Hoà làm nhiệm vụ cho các đối tượng thuộc các địa bàn phụ trách.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân số đông, trong đó người nghèo và người DTTS cũng như người có công với cách mạng (là các đối tượng thuộc diện được TGPL miễn phí) có số lượng nhiều nên số vụ việc TGPL cũng lớn hơn so với các tỉnh khác. Để thực hiện các kế hoạch trợ giúp, hàng năm, Sở Tư pháp Nghệ An đã ban hành kế hoạch TGPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thực hiện kế hoạch chuyên môn, nhất là các nhiệm vụ cụ thể được giao sau khi tỉnh Nghệ An bước vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, riêng trong giai đoạn 1 (từ 2021 – 2025) đến nay, cán bộ Trung tâm TGPL đã tổ chức cuộc tập huấn về phổ biến pháp luật và TGPL cho hàng người tham dự với nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi ở các huyện có đồng bào DTTS, nhất là với 3 huyện nghèo của tỉnh là Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương.
Thông qua các buổi trợ giúp, với sự tham gia chứng kiến của chính quyền địa phương, cán bộ thôn bản, các đối tượng cần TGPL là người dân tham gia đã nắm bắt được những quy định của pháp luật về chính sách đất ở, đất sản xuất dành cho đồng bào đã nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu của người dân nhằm giúp họ đảm bảo được quyền lợi chính đáng khi Nhà nước thực hiện các hính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ cho đồng bào DTTS và miền núi.
Kết quả, riêng trong năm 2023, Trung tâm TGPL tỉnh đã thụ lý 1291 vụ, việc trong đó việc tư vấn 159 việc; vụ việc đại diện ngoài tố tụng là: 9; vụ việc tham gia tố tụng và là 1123 vụ việc (kỳ trước chuyển qua 327, thụ lý trong kỳ 805 vụ, việc). Ngoài ra đã ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với các luật sư có năng lực và uy tín, am hiểu với văn hoá đồng bào DTTS để thực hiện các đợt trợ giúp; triển khai được hàng trăm đợt tuyên truyền về việc phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật đất đai về cơ sở cho các xã, thôn, bản thuộc các huyện miền núi trong tỉnh.
Bên cạnh đó, đối với đội ngũ người uy tín, già làng ở các thôn bản, bên cạnh được thụ hưởng chính sách tập huấn, cập nhật, cung cấp các thông tin do Ban Dân tộc tỉnh phối hợp thực hiện thì Trung tâm TGPL đã tổ chức thực hiện các cuộc tập huấn điểm về phổ biến pháp luật tiếp cận TGPL cho hàn trăm lượt già làng, trưởng bản của các huyện; ung cấp bảcng thông tin về TGPL và tờ gấp pháp luật cho các thôn, bản thuộc các địa phương…
Trao đổi với lãnh đạo Trung tâm TGPL Nhà nước, Sở Tư pháp Nghệ An cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngày 24/1/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Trợ giúp pháp lý năm 2024. Thực hiện nhiêm vụ trên, trung tâm đã thực hiện TGPL đảm bảo đúng phạm vi, đối tượng, nội dung theo quy định.
Trong công tác tham mưu đã chủ động tham mưu xây dựng các hương trình, kế hoạch hoạt động liên quan đến công tác TGPL cho Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh; TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Đặc biệt là kế hoạch thực hiện chính sách TGPL theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025...
Đáng chú ý trong triển khai các hoạt động truyền thông về TGPL, đã tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp đến người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS – miền núi; Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các chương trình, phóng sự về TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; Xây dựng tờ gấp, tài liệu pháp luật cấp phát cho các cơ quan đơn vị liên quan và người dân. Biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp TGPL, sách bỏ túi TGPL, cẩm nang pháp luật TGPL và các tài liệu pháp luật khác về chính sách, pháp luật TGPL cấp phát cho người dân ở các địa phương, chú ý người dân ở huyện nghèo, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn theo kinh phí được phê duyệt…
Có thể thấy, Nghệ An có địa bàn rộng, dân số miền núi thuộc đối tượng TGPL rất đông, nhận thức pháp luật của một số đồng bào dân tộc vẫn còn hạn chế. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, những người làm công tác này mong muốn Nhà nước sẽ có nhiều chương trình, đề án và bố trí kinh phí để thực hiện nhiều hơn nữa các buổi truyền thông tới bà con dân bản, đưa luật đến với từng bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, đặc biệt khó khăn... Để những cán bộ TGPL luôn là điểm tựa để những người yếu, người nghèo, trong đó có đồng bào DTTS – miền núi tìm đến, nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách TGPL miễn phí, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật của các đối tượng được TGPL.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên