Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Có dấu hiệu “lợi ích nhóm” trong việc in ấn, phát hành sách bài tập

Phương Anh- Phương Hiếu

Thứ hai, 02/01/2023 - 21:56

(Thanh tra)- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Ngọc Liêm vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Thời kỳ thanh tra từ đầu năm 2014 đến hết năm 2018.

Toàn cảnh buổi công bố kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo

Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo (GD&ĐT), việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa (SGK)...

Tại Bộ GD&ĐT, TTCP tiến hành thanh tra thanh tra về SGK bao gồm việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành SGK; việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

Kết quả thanh tra tại Bộ GD&ĐT về công tác quản lý Nhà nước về SGK, được biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội cho thấy, tại thời điểm thanh tra, Bộ GD&ĐT không cung cấp được bản thảo mẫu SGK được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để làm cơ sở đối chiếu SGK hiện hành với bản thảo mẫu, thể hiện việc buông lỏng trong công tác lưu trữ.

Khi biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nên học sinh có thể viết vào SGK (73/193).

Bộ GD&ĐT mới ban hành được 3 văn bản trong đó có nội dung hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách, nhưng chưa ban hành được cơ chế, chính sách quy định về sử dụng SGK, việc sử dụng lại SGK mới đạt khoảng 35%.

Đáng lưu ý, từ năm 2014 đến hết tháng 8/2019, 73/193 cuốn SGK học sinh có thể viết vào sách đã được in, phát hành và bán được tổng hơn 303 triệu bản. Trường hợp tính 65% giá SGK có các trang sách học sinh có thể viết vào không dùng được, gây lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội số tiền tạm tính là hơn 2.374 tỉ đồng.

Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản số 2372/BGDĐT-GDTr ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông, có nội dung hướng dẫn: Sách bài tập do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB) tổ chức biên soạn dựa theo SGK, được Bộ GD&ĐT thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành.

Thực tế, việc tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in ấn và tổng phát hành các loại sách bài tập, sách tham khảo thuộc chức năng, nhiệm vụ của NXB (là đơn vị thống lĩnh thị trường, độc quyền tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in và phát hành sách bài tập).

Việc nêu sách bài tập được Bộ GD&ĐT thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành tại Văn bản số 2372/BGDĐT -GDTrH là không đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT.

Mặc dù Bộ GD&ĐT ban hành thông tư quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên nhưng chưa kịp thời ban hành văn bản về việc dừng sử dụng Văn bản số 2372/BGDĐT-GDTrH nêu trên. Do đó, gây nhầm lẫn cho học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội hiểu rằng sách bài tập được NXB xuất bản cũng là tài liệu bắt buộc phải mua kèm theo SGK, dẫn đến thực tiễn hầu hết gia đình học sinh khi mua SGK đều mua sách bài tập kèm theo NXB phát hành, có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước với NXB trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.

Quá trình điều chỉnh tăng giá SGK lần 3, Bộ GD&ĐT chưa có giải pháp kiểm soát chặt chẽ để yêu cầu NXB phải thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Bộ trước đó. Trong quá trình đó, NXB đã tăng giá bán SGK gần 17%.

Bộ cũng chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong biên soạn, xuất bản bộ SGK chuẩn làm căn cứ xây dựng phương án giá cho các NXB thực hiện khi kê khai theo quy định. Công tác phê duyệt, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh SGK hằng năm cho NXB đều chậm; chưa thực hiện trách nhiệm tổ chức giám sát nhà xuất bản theo quy định.

Đối với SGK biên soạn theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, TTCP cho biết, tại thời điểm thanh tra, Bộ GD&ĐT đã thực hiện được một số công việc, tuy nhiên phần lớn các nội dung thực hiện đều chậm, không đảm bảo tiến độ theo lộ trình; chậm thực hiện tổ chức biên soạn SGK theo yêu cầu của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến công tác quản lý, triển khai một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo, thông báo kết luận nêu rõ, Bộ GD&ĐT chậm ban hành văn bản quy định về thời gian thẩm định chủ trương đầu tư; chậm ban hành văn bản quy định về lập thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và quản lý chương trình, dự án đầu tư công theo quy định...

Bộ GD&ĐT phê duyệt 12 dự án đầu tư mới với tổng số vốn hơn 1.465 tỷ đồng cho 9 đơn vị chậm nộp quyết toán dự án hoàn thành từ 24 tháng trở lên thuộc trường hợp không được giao dự án đầu tư mới, trái quy định. Giao vốn lần đầu chậm từ 4 đến 6 năm đối với 7 dự án kể từ thời điểm phê duyệt dự án lần đầu; phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự án chưa đảm bảo phù hợp với mục tiêu đầu tư...

Nhiều dự án chưa được phê duyệt quyết toán hoàn thành trong thời gian dài, thời gian phê duyệt quyết toán chậm theo quy định, chưa hoàn thành trách nhiệm, chưa đạt mục tiêu của công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.

Trần Quý

21:00 13/12/2024
Trách nhiệm là của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

Trách nhiệm là của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định thu hồi tiền cho thuê đất chưa được Ban Quản lý các khu công nghiệp (QLCKCN) tỉnh thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định với số tiền 594,4 triệu đồng và xác định là trách nhiệm của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban QLCKCN tỉnh.

Nam Dũng

16:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm