Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 24/09/2022 - 12:04
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đoàn giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sáng ngày 24/9, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương báo cáo của đoàn giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Sẽ đánh giá việc biên soạn, thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa
Chuyên đề giám sát này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ thực hiện trong năm 2023, trên phạm vi cả nước. Thời gian giám sát từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2022.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Phó trưởng đoàn Giám sát cho hay, nội dung giám sát dự kiến tập trung vào 4 nội dung.
Bên cạnh đánh giá việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sẽ đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.
Theo ông Vinh đoàn giám sát dự kiến đánh giá về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa, thể hiện trên các phương diện việc đáp ứng nội dung đổi mới của chương trình; đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới đánh giá chất lượng (thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…); biên soạn, thẩm định, phê duyệt, xuất bản, phát hành, lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Cạnh đó, sẽ đánh giá các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình (đội ngũ nhà giáo; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học); nguồn kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc sử dụng ngân sách, huy động nguồn lực xã hội hoá và hiệu quả sử dụng kinh phí…
Qua giám sát, sản phẩm, tổng thể cuối cùng là giải trình
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nói thêm rằng, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông có nhiều vấn đề như cơ sở vật chất, giáo viên, trang thiết bị học tập…
“Sách giáo khoa chỉ là một trong những vấn đề quan trọng, được nêu”, ông Vinh nói.
Thêm nữa, theo ông Vinh, điều kiện kinh phí đảm bảo cho chương trình này có sử dụng hiệu quả hay không cũng cần xem xét, đánh giá. “Ví dụ, kinh phí vay để xây dựng bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng cuối cùng không thực hiện được, phải trả lại”, ông nêu.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, đoàn giám sát sẽ nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, tối đa, trình xin ý kiến tại hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 vào ngày 27/9 tới đây, sau đó kịp thời triển khai theo kế hoạch.
Trong đó, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đoàn giám sát không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng…
Nhất là, mới đây, ngày 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có Kết luận số 341 kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Vấn đề nữa được ông Trần Thanh Mẫn lưu ý là làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương. "Qua cuộc giám sát, sản phẩm, tổng thể cuối cùng là giải trình", Phó Chủ tịch Quốc hội nói rõ.
Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.
Cho rằng, đây là lĩnh vực nhạy cảm, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, báo chí tham gia sâu rộng vào quá trình giám sát nhưng thông tin đầy đủ, chính xác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh