Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 19/09/2022 - 15:42
(Thanh tra) - Sách giáo khoa được bổ sung đưa vào Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) và Chính phủ đề xuất giao Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá cụ thể. Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Đ.X
Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật giá (sửa đổi).
Chính phủ đề xuất giao Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá sách giáo khoa
Trình bày tờ trình dự luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đề xuất bổ sung 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Với sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Mặt hàng này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Tại nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá.
“Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá cụ thể”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính Ngân sách lưu ý, giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
“Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.
Hiện nay, có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh.
Do vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm và quyền lợi của người dân; đồng thời cần kiểm soát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm không để thông đồng giá.
Chưa đưa dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc vào danh mục Nhà nước định giá
Không chỉ sách giáo khoa, nhóm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sản xuất cũng được đề xuất do Nhà nước định giá.
Theo ông Hồ Đức Phớc, mặt hàng này do Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung vào danh mục vì thuộc trường hợp Nhà nước độc quyền sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Thương mại và Nghị định 94, phù hợp với các tiêu chí tại luật.
Bộ Quốc phòng đánh giá việc bổ sung là rất cần thiết để triển khai nhiệm vụ trong thực tiễn.
Riêng dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kĩ để có đề án riêng trình Quốc hội ban hành nghị quyết thực hiện.
Do đó, trước mắt chưa đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại phụ lục kèm theo dự thảo luật này.
“Trường hợp cơ chế giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư được Quốc hội thông qua sẽ được cập nhật vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”, ông Phớc nêu.
Đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không còn phù hợp
Vẫn theo ông Phớc, dự án luật đề xuất đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đã đề ra tại luật và thực hiện theo cơ chế giả thị trường.
Cụ thể gồm: Dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do các tổ chức cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán cung cấp (trừ dịch vụ do Nhà nước cung cấp). Thuốc lá điếu sản xuất trong nước. Thù lao dịch vụ đấu giá. Dịch vụ quy hoạch.
Thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc. Thù lao công chứng. Cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng. Nước ngầm.
Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ. Nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng. Mặt nước. Dịch vụ sử dụng khu vực biển.
Dự thảo luật quy định rõ các trường hợp phải thẩm định giá của Nhà nước gồm:
1. Bán, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản công mà pháp luật quản lý sử dụng tài sản công quy định phải thẩm định giá của Nhà nước;
2. Các trường hợp mua, đi thuê tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước mà người có thẩm quyền phê duyệt giá theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, đấu thầu lựa chọn phương thức thẩm định giá của Nhà nước trong các phương thức được quy định làm căn cứ xác định giá;
3. Mua, bán tài sản thuộc bí mật Nhà nước và các trường hợp luật khác quy định phải thẩm định giá của Nhà nước.
Trên cơ sở đó, quy định thống nhất phương thức thực hiện được quy định thông qua hội đồng thẩm định giá nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc hiện nay, đồng thời tăng cường tính pháp lý cho việc triển khai những như kết quả thẩm định giá Nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương