Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá sách giáo khoa đắt hơn vì giấy tốt, in đẹp, khổ to là đúng nhưng liệu có cần thiết?

Hương Giang

Thứ sáu, 27/05/2022 - 14:41

(Thanh tra) - “Sách giáo khoa là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, Nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá…”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng nói và cho rằng, cử tri băn khoăn về giá sách giáo khoa là đúng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng. Ảnh: Đ.X

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, nhận định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải thích giá thành sách giáo khoa mới đắt hơn là đúng.

“Nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước”, ông Lượng nói.

Sách giáo khoa có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không?

Đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng băn khoăn với sách giáo khoa có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không?

Theo ông, làm sách giáo khoa cần phải tính đến tuổi thọ sách, đối tượng sử dụng nên cần cân nhắc chất lượng in, vật liệu cho phù hợp.

“Sách giáo khoa là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, Nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá…”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu.

Ông Lượng cho rằng, việc cử tri băn khoăn về giá sách giáo khoa là đúng, các bộ, ngành liên quan cần phải trả lời cho rõ, còn nếu để lâu sẽ gây hoài nghi trong dư luận.

Đại biểu cho biết thêm, 3 năm trước, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã có giám sát, báo cáo gửi đến các bộ ngành về vấn đề sách giáo khoa. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng cường quản lý giá sách.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng thấy Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải thích sách giáo khoa đắt hơn trước là “đúng quá rồi”.

“Nhưng giá sách như vậy đã trở thành gánh nặng với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo”, đại biểu Trí chia sẻ.

Để giá sách giáo khoa không trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị Nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa.

“Chọn sách để học khó lắm, như một cậu sinh viên chưa chắc đã biết chọn cuốn nào cho phù hợp. Do vậy, nếu cứ để như tình trạng hiện nay thì rất phí nguồn lực”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội)

Vẫn băn khoăn việc sách giáo khoa có thể sử dụng lại

Ông Trí cho biết, qua phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi thảo luận tổ, đã hiểu rõ sách giáo khoa hiện nay có thể dùng lại được không phải là sách dùng một lần.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí vẫn còn băn khoăn với việc sách giáo khoa có thể sử dụng lại. Đó là việc các trường được chọn bộ sách giáo khoa dạy cho từng cấp học, trong từng năm. Ngoài ra, trong các bộ sách giáo khoa, học sinh có thể làm bài tập ngay trong đó.

“Năm nay, trường chọn bộ sách này, nhưng sang năm họ lại chọn bộ sách khác thì lớp học sinh sau có dùng lại được nữa hay không? Còn việc học sinh lớp trước giải luôn bài tập trong sách giáo khoa, thì các em sau này chưa làm đã biết hết quả rồi”, ông Nguyễn Anh Trí nêu.

Trước đó, thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ra một loạt vấn đề liên quan đến sách giáo khoa như: In sai, ngôn từ còn nhiều điều không phù hợp, hình ảnh chưa chuẩn mực, quá nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng gây nên sự lúng túng trong lựa chọn với không chỉ với phụ huynh mà còn với các trường, sở giáo dục.

“Sách giáo khoa không được sử dụng lại nên mỗi năm tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sách giáo khoa mới, gây khó khăn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt với gia đình khó khăn”, đại biểu đoàn Hà Nội cho hay.

Còn tại phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, bộ sách giáo khoa thuộc Chương trình năm 2016 có giá thành dao động từ 50.000 đồng đến hơn 100.000 đồng, còn giá bộ sách mới dao động từ 200.000-300.000 đồng tùy từng loại.

Theo ông Sơn, sở dĩ sách giáo khoa theo chương trình năm 2016 rẻ hơn là vì trước đây Nhà nước đã bỏ tiền cho các khâu như biên soạn, thẩm định sách. Đặc biệt, sách theo chương trình cũ có khổ nhỏ hơn, giấy xấu hơn.

“Nếu như so sánh bộ sách giáo khoa hiện nay với sách của hệ thống cũ (Nhà nước tổ chức biên soạn) thì thấy khác nhau và nói tăng giá thì sự so sánh đấy không tương đồng, còn nếu so với sách của chương trình mới với nhau thì đồng đẳng, nên hợp lý hơn”, ông Sơn nói.

Bộ trưởng Sơn cho biết, các loại sách hiện nay được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Còn các quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành sách là các doanh nghiệp hoàn toàn tự đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

“Sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dùng một lần”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm