Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội “chốt” giám sát tối cao 2 chuyên đề, sẽ lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2023

Ngô Hương Giang

Thứ hai, 06/06/2022 - 16:33

(Thanh tra) - Tại Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Ảnh: Đ.X

Chiều 6/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Theo đó, Quốc hội quyết định giám sát tối cao 2 chuyên đề gồm:

Chuyên đề 1 “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Chuyên đề 2 “việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

2 chuyên đề còn lại: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Xem xét công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực

Tại nghị quyết được thông qua nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề 1.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023; báo cáo tài chính Nhà nước năm 2021; báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Còn tại Kỳ họp 6, Quốc hội xem xét báo cáo giám sát chuyên đề 2; đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm 2021-2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 trước khi biểu quyết. Ảnh: Đ.X

Quốc hội tiếp tục xem xét các báo cáo của Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.

Xem xét báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án.

Đáng chú ý, tại Kỳ họp 6 vào cuối năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội…

Đi sâu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết này.

Căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội và điều kiện, tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động xây dựng, triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Trong quá trình giám sát, cần tăng cường đi sâu làm rõ vấn đề, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; sử dụng thông tin từ cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra trong quá trình tiến hành giám sát”, nghị quyết nêu rõ.

Quốc hội cũng yêu cầu, nghị quyết về giám sát, chất vấn cần gọn, rõ, có các tiêu chí định lượng, mốc thời gian, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và giao nhiệm vụ cho các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.

Hải Hà

17:54 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm