Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 26/12/2019 - 15:50
(Thanh tra) - Là chủ đề nghiên cứu tại đề tài khoa học do ông Nguyễn Quốc Hoàng, Phó Trưởng phòng 2, Cục II làm Chủ nhiệm vừa được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài khoa học. Ảnh: TH
Ông Nguyễn Quốc Hoàng cho biết, Tây Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.464.107 ha, những năm gần đây, tốc độ tăng dân số cơ học tại địa bàn khu vực rất nhanh và cao.
Tình trạng rừng, đất rừng và đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh quản lý bị lấn chiếm, tranh chấp diễn ra rất phổ biến và đã kéo dài nhiều năm qua, song chậm được xử lý và không dứt điểm, dẫn đến những tồn đọng kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát những vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đông người phức tạp kéo dài.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai nông lâm trường ở Tây Nguyên, ông Hoàng đã kiến nghị một số giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai nông lâm trường ở Tây Nguyên; nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng ở cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Trung ương và UBND các tỉnh Tây Nguyên trong công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai.
Bên cạnh đó, ông Hoàng cũng kiến nghị một số giải pháp đổi mới chính sách và thể chế quản lý đất đai ở Tây Nguyên để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tranh chấp.
Đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với đất đai cho phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường; tái cơ cấu hệ thống chiếm hữu và quản lý đất đai. Sắp xếp lại các công ty nông lâm nghiệp Nhà nước; giao quyền sử dụng đất cho người trực canh; phát huy tính tích cực của truyền thống chiếm hữu và quản lý cộng đồng đối với đất rừng, đất và nước; giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của nhân dân, đặc biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, theo cách thức bền vững lâu dài; sửa đổi quy định về phân chia nguồn thu ngân sách từ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đất, nước, khoáng sản và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý đối với đất đai.
Theo ông Hoàng, công khai, minh bạch công việc quản lý Nhà nước là điều kiện để đảm bảo cho nhân dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, giám sát thực thi chính sách. Điều này cũng giúp cho hệ thống quản lý Nhà nước nhận biết được nhu cầu của nhân dân và kịp thời cải thiện công tác phục vụ nhân dân. Đây cũng là yếu tố trọng yếu ngăn ngừa tham nhũng.
“Việc quy định và thực thi những chế tài đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai sẽ là một trong những tác nhân làm cho quan hệ đất đai giữa người dân và chính quyền trở nên hài hòa, làm giảm những thắc mắc, khiếu kiện, xung đột trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan tới đất đai”, ông Hoàng khẳng định.
Góp ý tại buổi nghiệm thu, ThS. Phan Đăng Toàn, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai chia sẻ, đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp liên quan đến đất đai do nông lâm trường quản lý ở các tỉnh Tây Nguyên. Nghiên cứu, tổng hợp phân tích các số liệu phản ánh tình hình và thực trạng cũng như việc giải quyết khiếu nại, lĩnh vực này. Các thông tin, tư liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài có độ tin cậy, xác thực và cập nhật. Các kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính mới, khoa học và có cơ sở ứng dụng thực tiễn.
ThS. Nguyễn Sỹ Giao, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra thì cho rằng, thông tin trong đề tài rất có giá trị, không chỉ có tính ứng dụng trong thực tiễn phục vụ cơ quan quản lý mà còn phục vụ tham khảo cho công tác quản lý khoa học; nội dung nghiên cứu phong phú, bao quát được hiện trạng tranh chấp, khiếu nại đất đai nông lâm nghiệp tại Tây Nguyên; các giải pháp đề xuất có tính khả thi, khá toàn diện.
Kết luận buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhấn mạnh, việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết; kết quả nghiên cứu có chất lượng, nội dung bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong thuyết minh; thông tin, tài liệu, tư liệu xác thực; kết quả nghiên cứu có tính mới; đề tài có giá trị ứng dụng; các giải pháp phù hợp, khả thi; có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng.
Tuy nhiên, để hoàn chỉnh hơn, TS. Nguyễn Tuấn Khanh yêu cầu Ban Chủ nhiệm cần hoàn thiện hình thức đề tài theo quy định, tóm tắt nên có mục lục; sửa đổi mục tiêu cho phù hợp và bổ sung một số giải pháp, kiến nghị gắn với hoàn thiện pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý…
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025. Tại kế hoạch, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở và thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra.
Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Phương Anh
13:54 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà