Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thông báo về việc bắt người

Chủ nhật, 14/09/2014 - 15:46

(Thanh tra) - Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép cơ quan điều tra không nhất thiết phải “thông báo ngay” việc bắt người nếu nhận thấy thông báo sẽ gây “cản trở việc điều tra”.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Ông Nguyễn Văn A. gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền, đề nghị làm rõ việc các cơ quan tố tụng hình sự huyện X hình sự hóa một vụ việc dân sự vay - đòi nợ thành vụ án hình sự về tội cướp tài sản, bắt giữ trái pháp luật con trai ông là anh Nguyễn Văn B, giám đốc một doanh nghiệp trong huyện này.

Theo ông A, từ ngày con trai ông bị bắt (30/3/2014) đến nay đã hơn 5 tháng nhưng gia đình ông và doanh nghiệp nơi anh B làm việc không hề nhận được thông báo từ các cơ quan tố tụng về việc này. Thắc mắc, khiếu nại mãi, nay ông A mới nhận được Công văn số 12/UBND đề ngày 29/8/2014 của UBND xã nơi gia đình ông cư trú, cho biết: "Ngày 2/8/2014, UBND xã nhận được Thông báo số 111 đề ngày 31//3/2014 của cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện về việc tạm giữ ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1980, bị cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện khởi tố về tội cướp tài sản".

Như vậy, tính từ thời điểm anh B bị bắt (30/3/2014) đến ngày UBND xã nhận được Thông báo số 111 (2/8/2014), thì thấy mãi 4 tháng sau ngày xảy ra sự việc, chính quyền sở tại mới chính thức được cơ quan có thẩm quyền thông báo việc này. Sau khi nhận được Thông báo số 111, UBND xã gửi Công văn số 12/UBND “thông báo lại” để gia đình người bị bắt biết. Trong khi đó, chỉ vài ngày sau khi anh B bị bắt giữ, thông tin về vụ án đã được phát công khai trên hệ thống loa của đài phát thanh huyện này.

Ông Nguyễn Văn A hỏi: Xung quanh sự việc này, pháp luật quy định ra sao? Cơ quan điều tra công an huyện làm như vậy có đúng quy định của pháp luật không?

Ý KIẾN CỦA CHÚNG TÔI

1. Thông báo về việc bắt người có dấu hiệu phạm tội được quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt “phải thông báo ngay” cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.

Rõ ràng pháp luật quy định phải “thông báo ngay” việc bắt người. Nhưng, ở vụ này, mãi 4 tháng sau ngày anh B. bị bắt, chính quyền phường mới nhận được “thông báo” từ cơ quan điều tra; còn gia đình và tổ chức nơi người bị bắt làm việc vẫn chưa nhận được. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền “thông báo về việc bắt” đã hành xử trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Một điểm cần lưu ý: Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép cơ quan điều tra không nhất thiết phải “thông báo ngay” việc bắt người nếu nhận thấy thông báo sẽ gây “cản trở việc điều tra”, đồng thời quy định tiếp: “Sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay”. Nhưng, sự việc “chỉ vài ngày sau khi anh B bị bắt, thông tin về vụ án này đã được phát công khai trên hệ thống loa của đài phát thanh địa phương”, chứng tỏ vụ án đã được các cơ quan tiến hành tố tụng huyện này (cơ quan điều tra, viện kiểm sát) cho phép công khai ngay từ đầu mà không hề lo ngại hoạt động điều tra vụ án “bị cản trở”.

Nguyễn Chấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm