Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 30/12/2022 - 15:55
(Thanh tra) - Là giải pháp hoàn thiện điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn (CVQH) được ThS Lê Thị Thúy, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ “Các điều kiện bảo đảm cho việc kiểm soát TSTN của người có CVQH ở Việt Nam hiện nay” được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá có tính ứng dụng và khả thi.
ThS Lê Thị Thúy trình bày kết quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: TH
Trình bày tại hội nghị nghiệm thu, ThS Lê Thị Thúy cho biết, trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ, đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng các điều kiện bảo đảm về kiểm soát TSTN của người có CVQH ở Việt Nam hiện nay và đưa quan điểm, giải pháp về kiểm soát TSTN trong thời gian tới.
Để hoàn thiện điều kiện bảo đảm kiểm soát TSTN của người có CVQH, chủ nhiệm đề tài cho rằng, cần xây dựng phương án chính sách về kiểm soát TSTN của người có CVQH. Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu ưu tiên về kiểm soát TSTN trong ngắn hạn (5-10 năm) và dài hạn (10-20 năm).
Căn cứ vào thực trạng tham nhũng và dự báo về tình hình tham nhũng trong thời gian tới, trong ngắn hạn, mục tiêu ưu tiên về kiểm soát TSTN của người có CVQH phải hướng mạnh đến việc phát hiện và xử lý hành vi làm giàu bất chính, xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc.
Theo phương án này, phải khẩn trương thành lập cơ quan kiểm soát TSTN chuyên trách, có địa vị pháp lý độc lập với đối tượng kiểm soát.
Bên cạnh đó, cần thu hẹp phạm vi kiểm soát, bảo đảm phù hợp với năng lực của cơ quan kiểm soát TSTN.
Trong dài hạn, khi đã cơ bản kiểm soát được tình hình tham nhũng, bảo đảm các hành vi làm giàu bất chính có thể kịp thời bị phát hiện và xử lý thì có thể bổ sung mục tiêu kiểm soát xung đột lợi ích nhằm phát hiện và xử lý nguy cơ tham nhũng từ xa.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm soát TSTN của người có CVQH. Theo đó, về đối tượng kiểm soát, có hai tiêu chí để lựa chọn người có CVQH là đối tượng kiểm soát: Lựa chọn dựa vào vị trí việc làm; lựa chọn dựa vào cấp bậc. Lựa chọn đối tượng chịu sự kiểm soát theo cấp bậc là tập trung vào nhóm công chức có vị trí lãnh đạo, quản lý, những người này thường được giao quyền quyết định nên có nguy cơ lợi dụng, lạm dùng quyền lực đó để thực hiện hành vi tham nhũng. Lựa chọn theo tiêu chí này là sẽ bảo đảm tập trung được nguồn lực cho việc kiểm soát chặt chẽ các đối tượng đã được lựa chọn.
Mặt khác, cần quy định bổ sung một số nội dung kê khai TSTN: Các nguồn thu nhập (lương, công việc làm thêm, các khoản đầu tư, cho vay, cho thuê tài sản...), các khoản nợ, các khoản chi tiêu có giá trị lớn (từ 50 triệu đồng trở lên).
Bổ sung quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai không được kê khai những TSTN không tồn tại.
Đồng thời, cần phân định rõ thẩm quyền và phạm vi kiểm soát TSTN của người có CVQH giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan của Nhà nước theo hướng cơ quan của Đảng không trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát hoặc chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt đối với nhóm cán bộ cấp cao theo yêu cầu của công tác quản lý cán bộ của Đảng.
Về lâu dài, cần trao thẩm quyền kiểm soát TSTN của người có CVQH cho một cơ quan độc lập, có thẩm quyền đủ mạnh để bảo đảm hiệu lực thực chất của việc kiểm soát.
Để thực hiện mục tiêu kiểm soát TSTN tập trung vào phát hiện và xử lý hành vi làm giàu bất chính, xử lý TSTN không giải trình được nguồn gốc, cơ quan kiểm soát TSTN phải được xây dựng theo mô hình cơ quan chuyên trách, được trang bị đầy đủ thẩm quyền và được đầu tư nguồn lực, có địa vị pháp lý độc lập với đối tượng kiểm soát, không bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài, nhất là tác động từ chính đối tượng kiểm soát. Cơ quan này chỉ hoạt động theo các tiêu chuẩn được pháp luật quy định.
Đồng thời, cơ quan này cần được giao những thẩm quyền đặc biệt như theo dõi, điều tra các tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài khoản mua, bán, chi tiêu và các tài khoản khác của người có CVQH, thậm chí là cả những người có liên quan đến người có hành vi tham nhũng; có quyền phong tỏa tài khoản khi cần thiết và được quyền áp dụng một số biện pháp xử phạt phù hợp, trong quá trình kiểm soát, nếu thấy có dấu hiệu của trốn thuế thì chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để tiến hành xử lý; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để tiến hành thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Cho phép cơ quan này có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp thông tin về người có CVQH (bao gồm cả bản kê khai TSTN, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người có CVQH…) khi có căn cứ cho rằng, người có CVQH có hành vi tham nhũng hoặc khi có tố cáo về tham nhũng; yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin về tình hình kê khai và nộp thuế TNCN của người có CVQH và người thân của họ; yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về các giao dịch của người có CVQH…
Cần giao một số thẩm quyền về xử lý người có CVQH vi phạm và kiến nghị xử lý trách nhiệm, tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng cho các cơ quan này để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong kiểm soát TSTN của người có CVQH thời gian tới.
Đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng Nghiệm thu khẳng định: Việc nghiên cứu đề tài có tính cấp thiết trong bối cảnh tăng cường phòng, chống tham nhũng và yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó có biện pháp kiểm soát TSTN của người có CVQH.
Kết quả nghiên cứu bám sát nội dung nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đã tập hợp, phân tích khá toàn diện các thông tin, tài liệu liên quan; thông tin tài liệu được cập nhật, trích dẫn nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu có tính mới, có tính giá trị khoa học, có thể tham khảo để nâng cao nhận thức và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm kiểm soát TSTN. Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất của Ban chủ nhiệm có tính logic, có căn cứ và có tính khả thi.
Với các kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá xếp loại khá.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.
Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân