Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 25/11/2022 - 17:36
(Thanh tra) - Là một trong những điều kiện nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn (CVQH) thực hiện hiệu quả nhất được Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học với chủ đề “Điều kiện bảo đảm kiểm soát tài soát TSTN của người có CVQH” nhấn mạnh tại hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện nội dung đề tài vào ngày 25/11.
ThS Lê Thị Thúy cho rằng, quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng là điều kiện bảo đảm cho việc kiểm soát TSTN của người có CVQH. Ảnh: TH
Đề tài do ThS Lê Thị Thúy, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm.
Tại hội thảo, Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết, quy định của Hiến pháp 2013 cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng đối với mọi hoạt động của Nhà nước, bao gồm công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói chung và kiểm soát TSTN nói riêng. Trong đó, quyết tâm và cam kết về kiểm soát TSTN trải qua các giai đoạn luôn được thể hiện nhất quán, nhất là từ năm 1986 đến nay.
Trong các văn bản đó đều nhận định, đánh giá tình hình và đề ra một số giải pháp cụ thể về kiểm soát TNTN của người có chức vụ, quyền hạn nhằm PCTN là thực hiện nghiêm túc việc kê khai và xác minh kê khai TSTN theo quy định của Luật PCTN.
Ban Chủ nhiệm cho biết, về cơ chế kiểm soát TSTN của người có CVQH có phạm vi đối tượng chịu sự kiểm soát được xác định dựa trên cả 2 tiêu chí là vị trí việc làm và cấp bậc, có tính bao quát, tuy nhiên không bảo đảm có trọng tâm, trong điểm. Phạm vi TSTN chịu sự kiểm soát chưa bao quát được hết các loại TSTN của người kê khai thu nhập (nhằm kiểm soát xung đột lợi ích), các khoản chi tiêu có giá trị lớn. Người kê khai chỉ phải kê khai TSTN của vợ/chồng, con chưa thành niên tạo ra kẽ hở cho việc dịch chuyển tài sản sang những người khác trong gia đình hoặc người ngoài gia đình nhưng có quan hệ mật thiết.
“Việc kiểm soát tài sản bị dịch chuyển cho người khác hiện nay rất khó khăn do chưa có cơ chế chung để kiểm soát TSTN của toàn xã hội”, bà Thúy nhận định.
Về chủ thể kiểm soát, mặc dù đã được thiết kế lại theo hướng tăng cường tính chuyên trách, số lượng đầu mối của các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát TSTN còn quá lớn. Đặc biệt chưa có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giữa các cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước. Cơ quan kiểm soát TSTN đã được bổ sung một số thẩm quyền quan trọng nhưng nhìn chung còn chưa bảo đảm tính độc lập, khách quan. Đặc biệt năng lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất… của các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát TSTN còn nhiều hạn chế.
Về biện pháp kiểm soát, dù được quy định khá đầy đủ, nhưng việc thực hiện chủ yếu là tuân thủ về thủ tục hành chính mang nặng tính hình thức hơn là sự bảo đảm sự tuân thủ thực chất của các chủ thể có liên quan.
Về các điều kiện đảm bảo kiểm soát TSTN của người CVQH, đó chính là quyết tâm và cam kết chính trị ở cấp cao được thể hiện rõ, tuy nhiên còn chưa được thể chế hóa một cách đồng bộ, toàn diện và có hệ thống. Có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong PCTN nói chung, trong triển khai thực hiện kiểm soát TSTN của người có CVQH nói riêng.
Mục tiêu kiểm soát TSTN của người có CVQH chưa được xác định rõ dẫn đến việc thiết kế phương án chính sách tổng thể (chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức) cho việc kiểm soát TSTN của người có CVQH còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm.
Thẩm quyền kiểm soát của các cơ quan vừa có sự chồng chéo vừa có sự bỏ sót về đối tượng kiểm soát. Các điều kiện bảo đảm về thẩm quyên, nhân sự, cơ sở vật chất... hầu như chưa bảo đảm sự độc lập, khách quan cần thiết cho hoạt động của cơ quan kiếm soát TSTN.
Ngoài ra, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong kiểm soát TSTN của người có CVQH nhìn chung còn chưa được quy định rõ, thực tế triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở dữ liệu chung về kiểm soát TSTN đang từng bước được hình thành nhưng còn chậm và chưa rõ cơ chế triển khai thực hiện…
Ban Chủ nhiệm cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong cơ chế kiểm soát TSTN của người có CVQH, đó chính là nhận thức chung về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của kiểm soát TSTN của người có chức vụ quyền hạn nhằm PCTN còn chưa đầy đủ dẫn đến sự trì hoãn của các nhà làm luật trong việc áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát quan trọng với nhiều lý do được viện dẫn như chưa thích hợp để áp dụng tại thời điểm hiện tại, các quy định khác của pháp luật chưa tương thích...
Tâm lý chung của người Việt Nam cho rằng, TSTN thuộc về bí mật đời tư của cá nhân và kiểm soát TSTN là vấn đề nhạy cảm, không ai muốn mình trở thành đôi tượng phải công khai, xác minh TSTN. Tâm lý này không chỉ có ở người dân, ở cán bộ, công chức bình thường mà cũng có ở chính những người có trách nhiệm tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng nói chung, về kiểm soát TSTN của người có CVQH nói riêng.
Việc thực hiện quy trình xây dựng, đánh giá tác động chính sách nói chung về kiểm soát TSTN của người có CVQH nói riêng nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức và chưa bảo đảm chất lượng dẫn đến khi triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Các quy định của Đảng cũng như của pháp luật về kiểm soát TSTN của người có CVQH hiện tại đang nằm tản mác ở nhiều văn bản khác nhau và còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính khả thi. Quá trình tổ chức thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn do không có sự hướng dẫn thống nhất.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đều cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá của nhóm nghiên cứu về thực trạng từng điều kiện bảo đảm và cho rằng đây là đề tài rộng; nhưng Ban Chủ nhiệm đã nêu rõ được thực trạng điều kiện đảm bảo kiểm soát TSTN của người có CVQH.
Tuy nhiên, cần bổ sung thêm phần kinh nghiệm điều kiện bảo đảm về kiểm soát TSTN của nước ngoài và trong nước vào phần đánh giá sẽ tốt hơn trong việc giải quyết các vướng mắc, và đưa ra các giải pháp mang tính chất định hướng hơn cụ thể hơn…
Ngoài ra, các đại biểu cũng chia sẻ, đánh giá về những thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn triển khai nhiệm vụ kiểm soát TSTN của người có CVQH theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định 130 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
Kết thúc hội thảo, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu cảm ơn và tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham dự để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
Thái Hải
18:05 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV