Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thái Hải

Thứ sáu, 23/12/2022 - 22:53

(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ do ThS Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm Chủ nhiệm được Hội đồng Đánh giá cơ sở thống nhất đánh giá đạt yêu cầu để đưa ra nghiệm thu chính thức.

ThS Lê Thị Thúy trình bày kết quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: TH

Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Chương 2: Thực trạng điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay; Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

ThS Lê Thị Thúy nhận định, trong thời gian gần đây, các điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta đã có những bước tiến nhất định, qua đó thúc đẩy sự hoàn thiện và hiệu quả của cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập. Từ quyết tâm chính trị, pháp lý, năng lực, thẩm quyền của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cho tới sự phối hợp, tham gia của các thực thể vào công tác này cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin đều có những cải thiện nhất định được ghi nhận. Các yếu tố này cũng hỗ trợ đắc lực cho nhau, tạo thành tổng thể có tính gắn kết chặt chẽ….

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế về điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập như: Quyết tâm chính trị hiện nay giữa các cấp chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ, người đứng đầu các cấp chính quyền vẫn chưa có quyết tâm thực sự trong công tác này; thiếu mục tiêu chính sách và phương án tổng thể về kiểm soát tài sản, thu nhập trước khi xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Các quy định cụ thể của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập chưa có đột phá và còn những hạn chế nhất định, khó triển khai trên thực tiễn; thẩm quyền, năng lực của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập còn những vấn đề đặt ra; sự phối hợp và tham gia của Đảng, các chủ thể Nhà nước và xã hội còn những hạn chế nhất định; ứng dụng công nghệ hiện đại trong kiểm soát tài sản, thu nhập còn có những chậm chễ, thiếu đồng bộ…

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tương ứng với các nội dung điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập, bao gồm: Giải pháp về thể chế và quyết tâm chính trị; giải pháp về chính sách, pháp luật kiểm soát tài sản, thu nhập; giải pháp về thẩm quyền, năng lực của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; giải pháp về sự phối hợp và tham gia của Đảng, các chủ thể Nhà nước và xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập và giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại trong kiểm soát tài sản, thu nhập.

Toàn cảnh Hội đồng Tự đánh giá đề tài khoa học cấp bộ. Ảnh: TH

Nhận xét về kết quả nghiên cứu đề tài, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng cho rằng, đề tài có tính cấp thiết trong bối cảnh tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và kiểm soát tài sản, thu nhập nói riêng.

Cách tiếp cận của đề tài phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, thể hiện tính mới của kết quả nghiên cứu, các giải pháp đồng bộ, phù hợp với những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, các kiến nghị cụ thể và có tính khả thi.

Ông Ngô Mạnh Hùng cho rằng, thực trạng hiện nay, chúng ta tập trung chủ yếu vào vấn đề kê khai và công khai, mà chưa làm tốt công tác xác minh tài sản, thu nhập. Do đó, đề tài có thể làm sâu sắc thêm phần xác minh tài sản, thu nhập và làm rõ những hạn chế của vấn đề xác minh tài sản thu nhập để làm căn cứ đề ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề này…

Về hạn chế được đưa ra trong đề tài, cần xem lại nhận định “thiếu mục tiêu, chính sách và phương án tổng thể về kiểm soát tài sản, thu nhập trước khi xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này”, mà thay vào đó, cần đánh giá quy định pháp luật hiện nay chưa đạt được mục tiêu, chính sách đề ra; hay nói cách khác, các mục tiêu, chính sách đề ra chưa được chuyển hóa vào các quy định pháp luật…

ThS Nguyễn Sỹ Giao, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra nhấn mạnh: Kết quả nghiên cứu có nhiều nội dung mới, kết cấu đề tài có tính logic và phù hợp với mục tiêu đề ra, có giá trị tham khảo; các giải pháp có tính khả thi phục vụ cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật…

Bên cạnh đó, đề tài làm rõ thêm định nghĩa về điều kiện bảo đảm và mục đích kiểm soát tài sản, thu nhập.

Về giải pháp, đề tài xem xét đến giải pháp ưu tiên trong việc hoàn thiện các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch Hội đồng, đề tài có tính cấp thiết, nhất là trong điều kiện thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay; nội dung nghiên cứu đáp ứng yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu theo thuyết minh đã được phê duyệt.

Kết quả nghiên cứu có tính mới, đạt được kết quả trên các phương diện: Về lý thuyết, đề tài đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập; về thực trạng; đánh giá, phân tích tổng thể thực trạng các bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập.

Các kiến nghị, giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, có tính logic và khả thi nếu được thực hiện và có giá trị tham khảo.

Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, phần thực trạng, đề tài cần có khái quát kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay; thực trạng điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản thu nhập ở Việt Nam hiện nay và đánh giá chung về thực trạng bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập. Bên cạnh đó, đề tài cần bổ sung thêm thông tin cụ thể về bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập từ hoạt động của một số cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm