Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/04/2019 - 06:25
(Thanh tra)- Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước phát hiện khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Phân tích các số liệu trẻ em bị bạo hành được cập nhật qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (trong 2 năm 2017, 2018) cũng ghi nhận hơn 59% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người quen, hàng xóm, 21,12% đối tượng là người thân; giáo viên, nhân viên nhà trường chiếm hơn 6%; các đối tượng khác gần 14%.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được quy định trong văn bản pháp lý cao nhất của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã cam kết giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em thông qua ban hành hệ thống pháp luật, chính sách nhằm phòng ngừa và chấm dứt bạo lực, xâm hại trẻ em.
Tuy nhiên, đại diện Bộ LĐTB&XH cũng thừa nhận, hiện công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Trong khi đó, tính chất của các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại với nhiều độ tuổi, xảy ra trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra, trong đó có cả chính người thân trong gia đình như bố đẻ, giáo viên, bạn bè trong trường học.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân do bất bình đẳng giới, bất bình đẳng kinh tế, nghèo khó và các quan niệm ủng hộ bạo lực, xâm hại (như vợ không tố cáo chồng xâm hại tình dục con đẻ, con riêng). Trong trường học và gia đình, sử dụng bạo lực vẫn được coi như một phương pháp giáo dục.
Đại diện Bộ LĐTB&XH cho rằng, hiện nay, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt ở cấp địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ trẻ em. Cũng như thực hiện chưa đầy đủ quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Việc giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em chưa quyết liệt, kịp thời và thường xuyên nên những vấn đề nóng về trẻ em, trong đó có bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em chưa được các thành viên của tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm, phát hiện và chung tay giải quyết. Các quy định pháp lý về một quy trình tố tụng thân thiện, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bắt đầu từ giám định pháp y cho đến xét xử, phục hồi, hòa nhập đối với trẻ em tham gia quá trình tư pháp chưa cụ thể, chậm được sửa đổi, bổ sung...
Đặc biệt, theo đánh giá, hiện nay quy định pháp luật, chính sách cụ thể liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn đang trong quá trình rà soát, nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện. Đơn cử như quy định và hướng dẫn về việc xác định các dấu hiệu cụ thể để định tội về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi còn chưa cụ thể, rõ ràng.
Theo bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện Unicef, gần đây ở Việt Nam có các vụ xâm hại trẻ rất nghiêm trọng, từ xâm hại tình dục đến bạo lực học đường. Có đến 68,4% trẻ em Việt Nam từng bị cha mẹ, người chăm sóc có hành vi đối xử bạo lực tại nhà, xếp thứ 27 trên 75 quốc gia.
“Bạo lực, xâm hại sẽ gây tác động xấu đến trẻ em, đặc biệt là sức khỏe tâm thần, kết quả học hành của trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, đây là thời điểm quan trọng đối với Việt Nam để tạo ra kế hoạch, tác động tích cực đến công tác bảo vệ trẻ em”, bà Lesley Miller cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, xâm hại trẻ em là vấn nạn toàn cầu, có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh mạng internet, mạng xã hội ngày càng được nhiều người sử dụng. Do vậy cần thiết phải xây dựng kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia, Phó Trưởng Đại diện Unicef cho rằng trước tiên phải tăng cường khuôn khổ pháp lý, sửa đổi luật về trẻ em để mọi trẻ em dưới 18 tuổi đều được bảo vệ trước mọi hành vi bạo lực, xâm hại. Bên cạnh đó là tăng cường hệ thống an sinh xã hội, có chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác xã hội. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ phải vào cuộc quyết liệt hơn. Xây dựng hệ thống, kế hoạch bảo vệ trẻ em hiệu quả cũng cần có sự lồng ghép vào chiến lược của các ngành và chương trình an sinh xã hội tổng thể của quốc gia.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên