Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/06/2018 - 10:07
(Thanh tra)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi). Theo đó, quy định về bảo vệ người tố cáo có nhiều điểm mới, đáp ứng yêu cầu thực tế…
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua luật. Ảnh: HG
Làm rõ diện "người thân thích"
Tại Điều 47 đã xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi “người thân thích của người tố cáo”. Theo đó, người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo đều được bảo vệ (gọi chung là người được bảo vệ).
“Quy định này vừa kế thừa luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết.
Luật Tố cáo (sửa đổi) quy định rõ, người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân (trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ).
Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Các cơ quan có quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
Điểm mới nữa của Luật Tố cáo (sửa đổi) lần này là đã chỉ rõ cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
Cụ thể, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý của mình và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
Cơ quan quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
Chỉ được tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp
Trước khi Luật Tố cáo (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, dự thảo luật thiết kế theo hướng mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi.
Theo đó, Luật Tố cáo (sửa đổi) giữ nguyên hình thức tố cáo như hiện nay. “Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”, Điều 22 nêu rõ.
Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức thư điện tử, fax, điện thoại…. nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định rõ vai trò đầu mối, xuyên suốt của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quá trình bảo vệ, vai trò chủ trì của mỗi cơ quan đối với từng biện pháp bảo vệ là bảo đảm thuận lợi cho quá trình thực thi.
Người được bảo vệ có quyền gì?
Luật cũng quy định rõ, người được bảo vệ có quyền: Được biết về các biện pháp bảo vệ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ có liên quan khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ.
Người được bảo vệ còn có quyền được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ không áp dụng hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ.
Bên cạnh quyền, người được bảo vệ có các nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ; thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.
Luật Tố cáo (sửa đổi) quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Luật này gồm 9 chương, 67 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình