Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm

Lê Phương

Thứ hai, 28/10/2024 - 16:19

(Thanh tra) - Để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực và đảm bảo rằng các yêu cầu ngừng cung cấp điện là hợp lý, tại điểm d khoản 2 Điều 78 về việc ngừng, giảm cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã kế thừa các quy định của Luật Điện lực năm 2004. 

Việc quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền tại nội dung Dự thảo là cần thiết nhằm minh bạch, rõ ràng và theo thẩm quyền. Ảnh: Nguyễn Lương

Việc bổ sung trường hợp ngừng giảm mức cung cấp điện đối với các trường hợp khi các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật.

Việc quy định rõ cơ quan có thẩm quyền tại nội dung Dự thảo là cần thiết nhằm minh bạch, rõ ràng và theo thẩm quyền Chính phủ sẽ quy định cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên hiện nay không quy định tại Dự thảo Luật Điện lực do đây là hướng dẫn tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi Luật Điện lực được ban hành, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, khi đó căn cứ từng hành vi vi phạm và thẩm quyền xử lý sẽ quy định cụ thể “cơ quan có thẩm quyền” đề nghị ngừng, giảm cung cấp điện.

Đối với việc mua bán điện với nước ngoài, Điều 75 Dự thảo Luật Điện lực đã có nội dung quy định về nội dung này trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc hiện hành tại Điều 28 Luật Điện lực 2024 và bổ sung các nguyên tắc chính trong việc mua bán điện với nước ngoài như:

Mua bán điện với nước ngoài để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước và khách hàng sử dụng điện và phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Giá nhập khẩu điện phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm tối đa chi phí phát điện nhằm hỗ trợ giá điện ở mức hợp lý, qua đó hạn chế tác động việc điều chỉnh giá bán lẻ điện…

Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ và Bộ Công Thương quy định một số nội dung chi tiết để đảm bảo thuận tiện trong quá trình thực thi và phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ.

Về chính sách giá điện tại Dự thảo Luật đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Điện lực cũng đã hiệu chỉnh “Giá điện và giá các dịch vụ về điện” so với Luật Điện lực hiện hành quy định về “Giá điện và các loại phí”. Lý do thay đổi là do Luật Giá năm 2023 đã sửa đổi: “Phí dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực, phí phân phối điện” thành “Giá điều độ vận hành hệ thống điện, giá điều hành giao dịch thị trường điện lực và giá phân phối điện”.

Luật Giá năm 2023 đã quy định tên hàng hóa, dịch vụ về điện gồm điện (bán lẻ, bán buôn); các dịch vụ về điện bao gồm dịch vụ phát điện, dịch vụ truyền tải điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện, dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phân phối điện. 

Để giá bán lẻ điện bình quân thực hiện phản ảnh sát với diễn biến thị trường và có tính thực thi cao, Chính phủ cũng đã thống nhất nâng cao tính pháp lý của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, Dự thảo Luật Điện lực đã hiệu chỉnh, bổ sung và luật hóa như Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thay vì Thủ tướng Chính phủ quy định tại Luật Điện lực hiện hành. 

Giá bán lẻ điện phản ánh kịp thời biến động thực tế thông số đầu vào, bù đắp các chi phí và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu không thấp hơn bình quân lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố của năm trước liền kề để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp; thời gian được điều chỉnh ít nhất một lần trong thời gian 3 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Điện lực đã thể chế hóa các quy định giá điện, chi phí phát điện đối với hầu hết các loại hình phát điện hiện có và dự kiến sẽ phát sinh trong thời gian tới. Dự thảo Luật Điện lực cũng đã quy định các trường hợp mà một số loại hình dịch vụ phát điện sẽ xuất hiện trong thời gian tới như điện tích năng, điện năng lượng tái tạo tích hợp lưu trữ, điện hạt nhân. . .

Đồng thời, bổ sung đầy đủ khung giá cho các loại hình cung cấp điện, (trừ những nhà máy điện đầu tư theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư - BOT và nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện phối hợp vận hành có cùng tính chất vận hành với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy năng lượng tái tạo nhỏ). 

Về các quy định hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trong Dự thảo Luật để giải quyết các vướng mắc của địa phương trong thời gian qua, Bộ Công Thương cho biết, tại Điều 104 dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã có quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực, trong đó đã bổ sung thêm “Công trình nguồn điện” là một trong bốn loại công trình có hành lang bảo vệ an toàn (Nghị định của Chính phủ sẽ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió trong nhóm công trình nguồn điện).

Điều 104 Dự thảo Luật cũng quy định rõ việc bồi thường khi thu hồi đất, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió được thực hiện theo Luật Đất đai.

Tại Điều 98 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện, an toàn điện và an toàn công trình thủy điện có quy định chi tiết về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió, trong đó có cả công trình điện gió trên đất liền và công trình điện gió trên biển.

Với việc quy định rõ đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió như Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ tháo gỡ được các vướng mắc liên quan hành lang bảo vệ an toàn điện gió như trong thời gian qua.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm

(Thanh tra) - Để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực và đảm bảo rằng các yêu cầu ngừng cung cấp điện là hợp lý, tại điểm d khoản 2 Điều 78 về việc ngừng, giảm cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã kế thừa các quy định của Luật Điện lực năm 2004. 

Lê Phương

16:19 28/10/2024
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định cụ thể về cơ chế xử lý chậm tiến độ các dự án nguồn điện

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định cụ thể về cơ chế xử lý chậm tiến độ các dự án nguồn điện

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ngoài giải quyết nhiều vướng mắc trong quy hoạch và dự án điện còn giải quyết các vấn đề liên quan việc xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, tránh tình trạng các dự án nguồn điện như nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thuỷ điện chậm triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua cũng được quy định cụ thể.

Lê Phương

16:02 28/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm