Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) giải quyết nhiều vướng mắc trong quy hoạch và dự án điện

Lê Phương

Thứ hai, 28/10/2024 - 14:45

(Thanh tra) - Thông tin về một số vấn đề liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương cho biết, theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424MW, trong đó nguồn điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900MW, sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) là 22.524MW, chiếm tỷ trọng trên 24% tổng công suất toàn hệ thống phát điện. 

Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đã bổ sung quy định nguyên tắc trong Luật Điện lực (sửa đổi) giao Chính phủ quy định cơ chế cho phát triển điện khí phù hợp với từng thời kỳ (về sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, nguyên tắc giá điện…). Ảnh: Nguyễn Hương

Cũng theo Bộ Công Thương, điện khí có phát thải thấp hơn đáng kể so với nhiệt điện than và cũng được nhiều quốc gia lựa chọn là giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới trung hòa các-bon. Đây là nguồn điện nền quan trọng, có vai trò đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy hệ thống điện. Việc phát triển tỷ lệ phù hợp nguồn điện khí cũng quyết định đến khả năng nâng cao tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống điện. 

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các dự án đều gặp khó khăn trong triển khai do điện khí là các nguồn điện quy mô lớn, có vốn đầu tư cao, chi phí sản xuất điện phụ thuộc vào giá và nguồn khí biến động theo thị trường thế giới.

Để huy động được vốn đầu tư (chủ yếu từ nguồn vốn FDI) cần có các cơ chế về bảo đảm doanh thu và khả năng trả nợ của dự án sau khi đi vào vận hành. Trong khi pháp luật về điện lực hiện hành chưa có quy định cụ thể về các cơ chế trên.

Vì vậy, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã bổ sung quy định nguyên tắc trong Luật Điện lực (sửa đổi) giao Chính phủ quy định cơ chế cho phát triển điện khí phù hợp với từng thời kỳ (về sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, nguyên tắc giá điện…).

Về giải quyết các vướng mắc đối với những kiến nghị bổ sung trạm biến áp, đường dây, điều chỉnh phương án đấu nối các nguồn điện, Bộ Công Thương cho biết, đặc thù quy hoạch phát triển điện lực phải tính toán rõ được lượng công suất, dự án nguồn, lưới điện trong thời kỳ quy hoạch để đảm bảo nhu cầu điện, an ninh năng lượng, trong khi quá trình thực hiện quy hoạch và đầu tư sẽ có nhiều yếu tố chủ quan/ khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu điện, các dự án…

Việc điều chỉnh quy hoạch (Điều 53) và trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch (Điều 54) theo Luật Quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đối với lĩnh vực điện. 

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điện lực thường xảy ra các yếu tố biến động: Phát sinh thêm các khách hàng sử dụng điện lớn dẫn tới gia tăng nhu cầu phụ tải cần được đầu tư cấp điện, trạm biến áp, đường dây điện so với quy hoạch đã duyệt; do nhu cầu điều chỉnh quy mô công suất, thông số kỹ thuật, phương án đấu nối của dự án điện khi triển khai đầu tư sau khi quy hoạch được duyệt,...

Hiện nay, Bộ Công Thương nhận được rất nhiều đề nghị từ các địa phương/chủ đầu tư về bổ sung trạm biến áp, đường dây, điều chỉnh phương án đấu nối các nguồn điện. Tuy nhiên, đối chiếu Điều 53 Luật Quy hoạch thì các nhu cầu điều chỉnh này không thuộc trường hợp được phép điều chỉnh và thủ tục quy định tại Điều 54 Luật Quy hoạch thực hiện như quy trình lập mới nên không phù hợp đối với các điều chỉnh nhỏ, cục bộ, cần linh hoạt hơn, do đó, không giải quyết được các đề nghị của địa phương.

Để giải quyết các vấn đề vướng mắc về điều chỉnh quy hoạch, tại Điều 11, Điều 12, Điều 15 Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp điều chỉnh phù hợp với đặc thù của ngành Điện trong Luật Điện lực ngoài các căn cứ quy định chung tại Luật Quy hoạch, đồng thời, quy định bổ sung ngoài thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, còn phân cấp thẩm quyền cho Bộ Công Thương, UBND điều chỉnh trong một số trường hợp. 

Bộ Công Thương cũng cho biết, đối với các dự án đầu tư lưới điện đi qua 2 tỉnh mà đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 2 UBND cấp tỉnh thì theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Tại khoản 3 Điều 31 Luật Đầu tư quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: “Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 2 UBND cấp tỉnh trở lên”.

Các dự án lưới điện 110kV, 220kV đi qua địa giới hành chính của từ 2 tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, các dự án này thông thường có quy mô nhỏ (nhóm C, B) và khối lượng nhiều. Theo quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, các bộ, ngành và địa phương tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian thực hiện thủ tục này bị kéo dài, chưa đẩy mạnh phân cấp phân quyền, gây chậm triển khai dự án trong quy hoạch.

Để đẩy mạnh phân cấp quyết định chủ trương đầu tư đến UBND cấp tỉnh và đảm bảo thực hiện các dự án lưới điện đáp ứng mục tiêu tiến độ trong quy hoạch, Dự thảo Luật Điện lực đã quy định đối với dự án lưới điện có cấp điện áp 110kV, 220kV đi qua địa giới hành chính từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, UBND cấp tỉnh nơi có vị trí điểm nút đầu đường dây là cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. UBND các tỉnh còn lại ý kiến đối với hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

Đối với các dự án lưới điện có cấp điện áp 500kV đi qua địa giới hành chính của từ 2 tỉnh trở lên do có đặc thù là công trình cấp đặc biệt, ảnh hưởng lớn, vì vậy, chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Ngoài các đối tượng trên, Dự thảo Luật còn đề xuất quy định UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục dự án đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp (là các dự án quy mô nhỏ nhưng khối lượng nhiều, diện tích chấm đất ít, thời gian xây dựng nhanh) cần đầu tư trên địa bàn thay thế quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư riêng lẻ cho từng dự án nhằm bảo đảm thực hiện nhanh chóng thủ tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nâng cao hiệu quả răn đe, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm

(Thanh tra) - Để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực và đảm bảo rằng các yêu cầu ngừng cung cấp điện là hợp lý, tại điểm d khoản 2 Điều 78 về việc ngừng, giảm cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã kế thừa các quy định của Luật Điện lực năm 2004. 

Lê Phương

16:19 28/10/2024
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định cụ thể về cơ chế xử lý chậm tiến độ các dự án nguồn điện

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định cụ thể về cơ chế xử lý chậm tiến độ các dự án nguồn điện

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ngoài giải quyết nhiều vướng mắc trong quy hoạch và dự án điện còn giải quyết các vấn đề liên quan việc xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, tránh tình trạng các dự án nguồn điện như nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thuỷ điện chậm triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua cũng được quy định cụ thể.

Lê Phương

16:02 28/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm