Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 06/09/2023 - 10:39
(Thanh tra) - Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46% số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%.
Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Tư pháp. Ảnh: H.G
Thông tin này được cho biết tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Tư pháp, thẩm tra báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 sáng ngày 6/9.
Tội phạm tham nhũng, kinh tế diễn biến phức tạp
Theo báo cáo của Chính phủ, trong kỳ báo cáo (từ 1/10/2022 đến ngày 31/7/2023), đã phát hiện 4.946 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 13,6%), 679 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (nhiều hơn 71,46%).
Các cơ quan đã phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực với phương châm “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt.
Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điển hình là các vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vụ án Công ty Việt Á, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC.
“Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến phức tạp”, Chính phủ nhận định.
Nổi lên là, các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định an toàn phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản; vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng cũng nổi lên.
Trong khi đó, tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là các sai phạm trong công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất đai với mục đích trục lợi…
Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đề cập đến số liệu, tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46% số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%.
Điều này cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều, theo bà Hoa.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra, để xảy ra nhiều vụ tham nhũng thể hiện công tác quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế nên đã để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng.
“Sai phạm trong các vụ án hầu hết đều liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi. Do đó, vấn đề cần đặt ra là cần nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật”, bà Hoa nhấn mạnh.
“Có hay không” sự bắt tay giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm?
Vẫn theo nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp còn nhiều sơ hở để các đối tượng lợi dụng trục lợi, nhận hối lộ.
“Đáng lưu ý là hành vi vi phạm kéo dài trong nhiều năm, xảy ra nhiều nơi trên cả nước nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu.
Dẫn chứng cho nhận định này là vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông Vận tải và các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại các tỉnh, TP trên cả nước; đến tháng 5/2023 đã khởi tố 68 vụ án, khám xét 103 trung tâm đăng kiểm, 4 chi cục đăng kiểm, khởi tố 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên với nhiều tội danh khác nhau.
Hay vụ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; đưa hối lộ; nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Long An và một số tỉnh, thành phố khác…
Nhóm cứu nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cũng cho hay, dư luận và cử tri vẫn băn khoăn với vấn đề nổi lên thời gian qua như việc “có hay không” sự bắt tay giữa một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm để các nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật, mời gọi khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư.
Cạnh đó, còn có hành vi tư vấn mua bảo hiểm của nhân viên công ty bảo hiểm không đầy đủ các nội dung hợp đồng hoặc sai lệch thông tin hợp đồng bảo hiểm...
“Hậu quả, đến nay với hàng nghìn đơn tố cáo, khiếu nại của người dân làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng và bảo hiểm”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu.
Vấn đề nữa, theo nhóm nghiên cứu đã xuất hiện tình trạng lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp, công ty luật dưới hình thức mua bán nợ để cưỡng đoạt tài sản với các thủ đoạn đe dọa, khủng bố bằng tin nhắn, điện thoại gây hoang mang trong dư luận.
Có những vụ việc với hàng trăm đối tượng tham gia, số bị hại lên đến hàng triệu người, xảy ra ở nhiều tỉnh, thành. Điển hình là vụ băng nhóm cưỡng đoạt tài sản núp bóng Công ty Luật Pháp Việt có 415 đối tượng thực hiện với khoảng 3 triệu bị hại trên toàn quốc; vụ cưỡng đoạt tài sản do Công ty Cổ phần Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng thực hiện tại TP HCM…
Nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh đấu thầu, mua vực sắm tài sản công, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp và các lĩnh vực khác dễ phát sinh tham nhũng để kịp thời hoàn thiện bất cập về mặt chính sách.
“Xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác” cũng là kiến nghị của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh