Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ 2: Chật vật lên án chống tham nhũng

Đại tá, nhà báo Nguyễn Hoà Văn

Thứ tư, 09/12/2020 - 10:40

(Thanh tra)- Vai trò của báo chí trong công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những lợi thế, vai trò tích cực của báo chí cũng đang nảy sinh nhiều bất cập, bộc lộ sự suy thoái trong lực lượng làm báo và tiêu cực trong hoạt động báo chí.

Ảnh minh họa: Đình Tuệ

Trong đó, có mấy vấn đề tác động hạn chế đến nhiệm vụ đấu tranh PCTN lãng phí cần phải lưu ý:

Một là, báo chí có chức năng, nhiệm vụ đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, chống tiêu cực. Nhưng có những tiêu cực, cái xấu, cái ác nảy sinh trong xã hội không được đăng lên báo. Trên thực tế có nhiều sự việc không có gì gọi là nhạy cảm, phức tạp, cần phải cấm hoặc hạn chế thông tin, nhưng báo chí không tiếp cận, đăng tải thông tin. Ngược lại nó cần được bóc trần, lên tiếng tạo công luận đấu tranh vì lợi ích chung, nhưng lại bị chìm xuồng, quên lãng. 

Trong đó, có những vụ việc phóng viên, lãnh đạo báo đã thống nhất lên tiếng, lên án nhưng sau đó lại có sự can thiệp từ cấp trên, từ những nhân vật đang có quyền lực chính danh hoặc “nắm” quyền không chính danh. Có những vụ việc, phóng viên, cộng tác viên bức xúc, điều tra cụ thể, đã chuẩn bị tác phẩm, nhưng khi chuyển tác phẩm để đăng thì không thể “qua cửa” toà soạn. Có những vụ việc phóng viên, cộng tác viên của báo này thì tìm cách thông tin vụ việc khách quan, đúng sự thật, nhưng phóng viên, cộng tác viên báo khác lại tìm cách che đậy, hoặc thông tin sai lệch. Thậm chí, có những thái độ ngược chiều nhau về một vụ việc trong cùng một cơ quan báo chí.

Chuyện khép kín, bưng bít thông tin ở ngành, địa phương vẫn là câu chuyện chưa có lối mở. Có những vụ việc xảy ra ở địa phương mình, nhưng báo chí địa phương và thậm chí cả phóng viên thường trú tại địa phương không dám động đến. Có những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở địa phương, người dân bức xúc, có nhiều đơn thư kéo dài, nhưng không được báo chí phản ánh, chỉ trích, đấu tranh, chỉ đến khi phóng viên từ nơi khác đến điều tra, bất ngờ đăng lên báo, khi đó mới tạo được dư luận lên án, đấu tranh. Báo chí của ngành, của hội cũng vậy, không dám phản ánh những tiêu cực xảy ra trong ngành mình, hội mình.

Báo chí có nhiệm vụ tuyên truyền đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Đồng nghĩa với việc bất cứ ai, dù ở cương vị nào, kể cả những người ở ngôi vị cao nhất của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương... khi phát hiện có lời nói, việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, làm phương hại đến cương lĩnh, đường lối của Đảng, bản chất của chế độ đều phải được báo chí lên án như người dân bình thường sai phạm. 
Tuy nhiên trên thực tế, trong một số trường hợp, báo chí còn thiếu bản lĩnh, không dám lên tiếng, lên án cơ quan, nhóm lợi ích, cá nhân trong cơ quan của Đảng, Nhà nước làm sai, vi phạm đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bầu không khí PCTN, lãng phí thể hiện trên báo chí có lúc sôi động, có lúc lắng chìm. Sôi động hay lắng chìm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố tác động tích cực, đó là công tác lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh PCTN và hoạt động điều tra chuẩn bị tác phẩm của đội ngũ phóng viên. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là phóng viên tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có kinh nghiệm, có bản lĩnh trong PCTN ngày càng ít, trong khi phóng viên có động cơ vụ lợi lại tăng lên, làm cho việc phản ánh các vụ việc tham nhũng bị chùn bước. 

Có những phóng viên có kinh nghiệm điều tra chống tham nhũng, tiêu cực nhưng không có chỗ đứng trong cơ quan báo chí, hoặc không nằm trong cơ quan báo chí có điều kiện tiếp cận thông tin và lãnh đạo báo quan tâm đến công tác chống tham nhũng, hoặc cơ quan báo chí có tôn chỉ mục đích chuyên ngành hẹp nên không phát huy được sở trường, kinh nghiệm của phóng viên trong đấu tranh PCTN.

Tất cả các trường hợp nêu trên đều có câu chuyện đằng sau, câu chuyện thiếu trong sáng, lành mạnh, có nguyên nhân từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân... không phù hợp với lợi ích chung, là một trong những nguyên nhân tác động làm cho đội ngũ làm báo có biểu hiện suy thoái và hoạt động báo chí có một phần bị sai lệch, thiếu công bằng, cân bằng. Việc cần nói không nói, điều cần bàn không bàn. Điều không đáng nói lại nói, không đáng bàn lại bàn...

Riêng viết về doanh nghiệp, viết khen doanh nghiệp, kể chuyện về kinh nghiệm hay, cách làm giỏi của doanh nghiệp, có những nhà báo còn e ngại. Có những tổng biên tập khi duyệt bài có nội dung khen doanh nghiệp cũng ngại đăng. Vì không nhận tiền mà nói tốt cho doanh nghiệp có khi bị nghi ngờ là viết thuê, đăng thuê.

Có một thực tế đáng suy ngẫm, đó là nhiều cơ quan báo chí không chăm lo cộng tác viên như trước, nhiều tác phẩm báo chí không được toà soạn trả tiền nhuận bút, ngược lại tác giả muốn đăng tác phẩm phải nộp tiền cho toà soạn. Câu chuyện này nói lên thực trạng báo chí hiện nay có nhiều cơ quan báo chí và một bộ phận người làm báo bị các tổ chức, cá nhân thao túng, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hai là, báo chí phản ánh khách quan đời sống xã hội, nhưng nhìn tổng thể bức tranh chung của báo chí hiện thời thì báo chí còn khoảng trống lớn.

Những cơ quan báo chí nguồn thu chính phụ thuộc ngân sách Nhà nước, có công lớn trong tuyên truyền đậm về chủ trương, chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật và gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt... Tuy nhiên, các cơ quan báo chí này, tỷ lệ lượng tác phẩm phản biện còn ít, thông tin một chiều vượt trội, hạn chế về tính hấp dẫn, theo đó sức lan tỏa không mạnh, trừ khi thông tin về sự kiện nóng, cộng đồng xã hội quan tâm.

Cũng có nhiều người cho rằng, các cơ quan báo chí được ngân sách bảo đảm, hàng năm sản xuất ra một lượng tác phẩm báo in, báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình, trong đó ước có khoảng trên 20% lượng sản phẩm báo chí làm ra rất ít người đọc, người xem. Mặc dù tiêu tốn một lượng ngân sách lớn, nhưng hiệu quả tuyên truyền không cao.

Trong khi đó, có những bài phản biện trên mạng xã hội được công chúng quan tâm bình luận, nhưng nhiều ấn phẩm báo chí, nhất là ấn phẩm của cơ quan báo chí được cấp ngân sách lại không thấy đăng, hoặc có thể không dám đăng, mặc dù về đề tài, chủ đề đó hợp với tôn chỉ mục đích của báo. Còn các báo không được ngân sách Nhà nước bảo đảm, trong đó có nhiều báo, tạp chí trong hoạt động tác nghiệp thường đặt mục tiêu nguồn thu lên trên mục đích tuyên truyền. Vì thế mà trong thời gian qua các phóng viên, cộng tác viên của một số cơ quan báo chí tự kiếm tiền “nuôi nhau” đã chuyên đi kiếm chuyện, bới móc, làm sai lệch, méo mó hình ảnh của báo chí.

Có thể nói bức tranh chung của báo chí phản ánh về xã hội, màu hồng và màu đen quá nhiều, còn cuộc sống đa sắc màu thì báo chí phản ảnh không đầy đủ.

Một bộ phận công chúng thiếu niềm tin với báo chí, trong khi mạng xã hội tin giả tràn lan. Đây là một thực trạng cần cảnh báo mạnh để đổi mới, chống sai lệch trong chỉ đạo công tác tư tưởng, đồng thời cũng là một nguyên nhân gây khó khăn, trở ngại của nhiệm vụ tuyên truyền PCTN, lãng phí hiện nay.

Ba là, đầu tư cho báo chí để chống tham nhũng, lãng phí chưa đúng mức, còn nhiều bất cập.

Vai trò báo chí trong đấu tranh PCTN là quan trọng và điều này đã được khẳng định trên thực tế. Có những bài báo đã được các cơ quan chức năng tiếp thu, ghi nhận và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, cũng có những bài viết mà cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, thanh tra, kiểm tra làm rõ để xử lý theo pháp luật.

Để phát huy được vai trò tích cực, tiến công của báo chí, Nhà nước cần quan tâm đến công tác bảo đảm cho báo chí hoạt động. Nếu để báo chí tự chủ, tự lo về tài chính để hoạt động thì trong nhiều trường hợp sẽ nảy sinh tình trạng báo chí không thể đứng ra phê bình, đấu tranh chống tham nhũng một cách vô tư, khách quan, nhất là các trường hợp cơ quan báo chí đã nhận tài trợ từ những hợp đồng tuyên truyền rất ít ỏi so với những thiệt hại do hành vi tham nhũng, tiêu cực gây nên.

Đảng, Nhà nước cần phải có quan điểm nhất quán là cần sử dụng ngân sách Nhà nước để bảo đảm cho hoạt động của báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và tham gia PCTN thông qua một cơ chế phù hợp.

Kỳ 3: Giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong PCTN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm