Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ 1: Ghi công báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Đại tá, nhà báo Nguyễn Hoà Văn

Thứ ba, 08/12/2020 - 22:46

(Thanh tra)- Chỉ còn ít ngày nữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) sẽ tổ chức tổng kết công tác PCTN kể từ ngày Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập (ngày 1/2/2013). Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ hết sức cam go, đòi hỏi phải có sự quyết tâm chính trị rất cao, phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Ảnh minh họa: Đình Tuệ

Trong những năm gần đây, công tác PCTN đã có bước tiến dài và đã có nhiều kết quả nổi bật, mang lại niềm tin của nhân dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạt được kết quả đó là nhờ sự quyết tâm chính trị rất cao của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, trong đó, có vai trò của cơ quan báo chí. Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Đại tá, nhà báo Nguyễn Hoà Văn.

Công cuộc PCTN đã được Đảng ta khởi xướng từ nhiều năm qua và từng bước đã tạo sự chuyển biến tích cực. Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban thì công tác này mới có sự chuyển biến rõ nét và tạo được nhiều dấu ấn. Kết quả này sẽ được đánh giá cụ thể trong Hội nghị Tổng kết công tác PCTN sắp tới.

Về sự tham gia và vai trò của báo chí đối với công tác PCTN, có thể đánh giá là góp phần quan trọng vào công tác này. 

Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay, trên cả nước đã có hàng vạn tác phẩm báo chí về chủ đề tham nhũng. Chỉ tính riêng 2 lần Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về PCTN, lãng phí (2017, 2019) đã thu hút được 2.172 tác phẩm dự giải. 

Trong Giải Báo chí Quốc gia, Giải Búa liềm Vàng những năm gần đây, tỷ lệ số lượng tác phẩm có nội dung PCTN dự giải ước tính có trên 30%. Kết quả báo chí PCTN thể hiện nổi bật một số nội dung sau:

Một là, báo chí phát hiện, tạo dư luận xã hội trong đấu tranh PCTN. Từ những thông tin công khai, minh bạch trên báo chí đã góp phần giúp cho các cơ quan chức năng có thêm căn cứ, bằng chứng để điều tra, xác minh các vụ việc tham nhũng. Mặt khác, những thông tin về tham nhũng, tiêu cực trên báo chí là tiếng nói của công luận, của nhân dân để tạo ra áp lực dư luận xã hội nhằm thúc đẩy các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ những vấn đề báo chí đã nêu ra. 

Hai là, báo chí phản biện chống “nhóm lợi ích”, thao túng chính sách, kiến nghị với Đảng nhiều giải pháp quan trọng, thiết thực trong đấu tranh PCTN. Không chỉ cung cấp thông tin để làm rõ các vụ việc tham nhũng, hoạt động của giới báo chí trong nhiều năm qua đã tạo ra nhiều tác phẩm báo chí có giá trị, phân tích, nhìn nhận sâu thực trạng tham nhũng, nguyên nhân và kiến giải các biện pháp phòng chống tham nhũng.

Ba là, báo chí đấu tranh chống lợi dụng tình hình tham nhũng, lãng phí để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước: Trong thời gian qua, lợi dụng tình hình tham nhũng, các thế lực thù địch, những thành phần bất đồng chính kiến, suy thoái về chính trị đã có những luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước. Báo chí đã tích cực phản biện, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật, tiêu biểu như các bài viết: Tăng cường công tác phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay. Bóc trần và đấu tranh với thủ đoạn ngụy tuyên truyền của các thế lực thù địch về PCTN trên các phương tiện truyền thông xã hội. Cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Thủ đoạn “nắn dòng dư luận” của các thế lực thù địch trước Đại hội Đảng lần thứ XIII...

Thực tế, từ nhiều năm nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN luôn coi báo chí là người bạn đồng hành trong “cuộc chiến” PCTN. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương có liên quan phải xác minh, điều tra, làm rõ những thông tin về tham nhũng do báo chí nêu ra để có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh.
 
Báo chí cũng luôn chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về PCTN; kịp thời động viên, cổ vũ những tấm gương, những nhân tố mới tham gia hiệu quả vào cuộc đấu tranh PCTN, phản ánh, kiến nghị các cơ quan chức năng áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng. 

Ngoài ra, báo chí cũng làm tốt chức năng góp ý, phản biện trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, pháp luật về PCTN, nhất là xây dựng Luật PCTN năm 2018. Nhờ đó mà Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng có thêm một kênh thông tin quan trọng, hữu ích để triển khai, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đấu tranh PCTN. 

Những năm qua, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước ta đã được triển khai quyết liệt, bài bản, mang lại hiệu quả rõ rệt, được dư luận xã hội đồng tình, nhân dân ghi nhận. Nhiều vụ việc về tham nhũng tưởng như bị chìm vào quên lãng, nhưng đã được đưa ra ánh sáng và xử lý đúng người, đúng tội. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công đó trong công cuộc đấu tranh này là Đảng, Nhà nước ta đã khơi nguồn và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ những người làm báo và các cơ quan báo chí.
 
Báo chí không chỉ góp phần phát hiện ra tham nhũng, phơi bày sự thật các vụ tham nhũng, tạo ra sức ép về công luận để PCTN lãng phí có hiệu quả, mà còn thông qua thực hiện chức năng diễn đàn của nhân dân, giám sát và phản biện xã hội, báo chí đã nhận diện sâu, khách quan và khoa học công tác đấu tranh PCTN. Đặc biệt là tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng, từ đó kiến nghị với Đảng nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài về PCTN. 

Có nhiều tác phẩm nhận diện sâu về nạn tham nhũng, cung cấp cho công chúng những đặc điểm về PCTN, xác định thái độ kiên quyết, kiên trì, nhân văn trong cuộc chiến. Có nhiều tác phẩm phân tích về phương thức lãnh đạo của Đảng, thể chế pháp luật Việt Nam đang vận hành đang hạn chế kiểm soát quyền lực, huy động sức dân, thu hút nhân tài vào sự nghiệp chung. Có nhiều quy phạm pháp luật còn thuận lợi cho lợi ích nhóm, không ngăn chặn được tha hoá quyền lực, nhất là các đạo luật đặc trưng về quyền và tiền, như Luật Bầu cử, Luật Đất đai, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách...

Do thể chế pháp luật còn nhiều lỗ hổng, thiếu chặt chẽ, và quy định Đảng cũng còn những bất cập, nên trên thực tế thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đã không ngăn nổi sự phát tác của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, lạm phát quyền lực không chính danh... nên nhiều hoạt động công vụ đã làm sai lệch bản chất Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Từ thực tế đó, việc chống tham nhũng mặc dù đã có nhiều thắng lợi quan trọng nhưng còn rất cam go, phức tạp và khốc liệt. Nhiều tác phẩm báo chí đã kiến nghị trong nhiệm kỳ tới Đảng phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật và con người để giải quyết vấn đề gốc rễ của tham nhũng.

 Kỳ 2: Chật vật lên án chống tham nhũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm