Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ hai, 08/11/2021 - 11:26
(Thanh tra) - Từ chỗ thiếu thốn đủ bề, trường lớp xuống cấp, tỷ lệ học sinh vùng dân tộc thiểu số bỏ học cao, đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn... Song, bằng ý chí, sự quyết tâm, đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng, từng bước tạo được lòng tin trong Nhân dân.
Toàn cảnh "Hội thảo - Yên Bái 30 năm một chặng đường phát triển" của ngành GD&ĐT Yên Bái
Năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập, đây là thời điểm ngành GD&ĐT Yên Bái rơi vào tình trạng khủng hoảng, quy mô giáo dục sa sút; nhà trẻ tan rã từng mảng; học sinh THCS nhất là học sinh ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số bỏ học trên 22%; đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn, số giáo viên bỏ việc, nghỉ tự túc nhiều.
Trước những thách thức đó, ngành GD&ĐT Yên Bái đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách về phát triển giáo dục, từ đó “bức tranh” về GD&ĐT tỉnh Yên Bái ngày càng khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các phương diện từ cơ sở vật chất đến chất lượng giáo dục đối với các cấp học.
Giai đoạn năm 1991- 2005, các trường phổ thông cơ sở dần tách ra thành trường Tiểu học và trường THCS, trường THPT phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa loại hình trường lớp. Đến năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 379 trường phổ thông, tăng 99 trường so với năm học 1990-1991, có 2.315 lớp, 64.718 học sinh (gấp 1,62 lần). Hệ thống trường lớp dần được phủ kín đến các thôn bản, đặc biệt là đối với cấp tiểu học.
Năm 1991 là năm đầu tiên ngành GD&ĐT Yên Bái bước vào thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm (1991-1995) với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT …”. Giáo dục phổ thông đã từng bước thực hiện nhiệm vụ “Tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện nền kinh tế”. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng giai đoạn này giáo dục phổ thông Yên bái đã có những chuyển biến tích cực, quy mô trường lớp được củng cố và ngày càng ổn định, phát triển về số lượng.
Cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa đồng bộ từng bước hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh; nổi bật là việc đầu tư 992 phòng học tiên tiến trong đó có 158 phòng học tương tác, gần 78% số phòng học đạt tiêu chuẩn kiên cố… đưa số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 55,3%.
Với phương châm triển khai kịp thời, đúng trọng tâm, trọng điểm, toàn tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng mô hình trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên tại các địa bàn thuận lợi như thị xã Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn… Đến năm học 2004-2005, toàn ngành xây dựng được 16 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 3,9% cao so với toàn quốc (tỷ lệ toàn quốc đạt 12,56%).
Năm 1997, tỉnh Yên Bái được Bộ GD&ĐT công nhận đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ cho 7/9 đơn vị cấp huyện, 146/178 đơn vị cấp xã. Năm 2001, Yên Bái đạt mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục trên toàn tỉnh.
Giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm đầu tư, gần 40% học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh được hưởng chính sách nội trú, bán trú... Nhiệm vụ bổ túc văn hóa có sự chuyển biến, đến năm 2010, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi thành viên trong cộng đồng.
Liên kết với các trường đại học, cao đẳng trung ương đào tạo chính quy tập trung 387 giáo viên, đào tạo trên chuẩn ở các ngành học cho hơn 2.500 giáo viên, đưa tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 21,2%. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên từng bước được chuẩn hóa, bảo đảm hợp lý về số lượng, cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 98,9%.
Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh, đặc biệt là sự cống hiến không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái, sau 30 năm phấn đấu đã đưa Ngành phát triển cả về cơ sở vật chất và chất lượng dạy và học, sánh ngang với các tỉnh khá trong khu vực./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành