Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao không thi hành quyết định cưỡng chế suốt 2 năm?

Duy Cường

Thứ ba, 16/11/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Quyết định cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi chiếm đất, xây dựng trái phép tại ô đất 169 Trung Kính, quận Cầu Giấy được ban hành từ năm 2019, nhưng đến nay chưa được thực thi theo đúng quy định pháp luật. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến dự án bị đình trệ, phát sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, đơn thư “nóng” trên địa bàn Hà Nội.

Vì sao không thi hành quyết định cưỡng chế suốt 2 năm?

Theo thông tin, tài liệu do cơ quan chức năng cung cấp, về nguồn gốc khu đất số 169 Trung Kính, quận Cầu Giấy, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 6854/QĐ-UBND ngày 18/10/2004 về việc thu hồi 2.791m2 đất tại phường Yên Hoà cho Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng thuê để xây dựng phân hiệu 2.

Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng đã thực hiện xong công tác đền bù giải phóng mặt bằng của khu đất được UBND thành phố Hà Nội cho thuê theo các quyết định trên.

Ngày 15/2/2016, UBND thành phố có Quyết định số 702/QĐ-UBND về việc thu hồi 1.771m2 đất tại phường Yên Hoà do Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng đang quản lý giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội quản lý theo quy định của Luật Đất đai.

Ngày 1/12/2016, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 6624/QĐ-UBND chấp thuận nhà đầu tư là liên danh Công ty TNHH Thương mại và Dịch cụ TST và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng DĐK thực hiện Dự án Trung tâm Dạy và Thực hành công nghệ kỹ thuật DĐK tại ô đất số 169 Trung Kính.

Tuy nhiên, hiện trạng khu đất có 2 gia đình (ông Nguyễn Trọng Tú, ông Nguyễn Đăng Ngà) tự ý lấn chiếm đất xây dựng công trình nhà cấp 4 trên diện tích khoảng 100m2. Qua nắm bắt tình hình, cơ quan chức năng xác định có 2 nhà cấp 4 mái tôn, diện tích khoảng 100m2 trong phạm vi 1.771m2 đất do lấn chiếm từ khoảng thời gian năm 2009 - 2011.

Ngày 31/10/2019, UBND phường Yên Hoà đã tiến hành lập Biên bản số 105, Biên bản số 106/BB-VPHC về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 2 gia đình ông Nguyễn Đăng Ngà và bà Nguyễn Thị Hảo (vợ ông Nguyễn Trọng Tú) đã có hành vi chiếm đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Ngày 5/11/2019, UBND phường Yên Hoà có Quyết định số 114, Quyết định số 115/QĐ-VPHC về xử phạt hành chính đối với ông Ngà và bà Hảo. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và trả lại đất đã lấn chiếm.

Sau khi hết hiệu lực của quyết định xử phạt hành chính, ngày 12/12/2019, Công an phường Yên Hoà phối hợp với UBND phường kiểm tra hiện trạng của 2 hộ gia đình. Tuy nhiên, 2 hộ gia đình không chấp hành quyết định xử phạt hành chính.

Ngày 16/12/2019, ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND phường Yên Hoà tiếp tục ký Quyết định số 305, Quyết định số 306/QĐ-KPHQ cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Ngà và bà Hảo.

Theo đó, ông Ngà và bà Hảo phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính là chiếm đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tại ô đất số 169 Trung Kính do Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội quản lý. Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện tổ chức phá dỡ toàn bộ công trình trên diện tích đất chiếm tại ô đất số 169 phố Trung Kính do Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội quản lý.

Thời gian thực hiện trong 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, ông Ngà, bà Hảo có trách nhiệm thực hiện. Nếu quá thời hạn mà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Do các cá nhân vi phạm không chấp hành, UBND phường Yên Hoà đã lên kế hoạch dự kiến thực hiện cưỡng chế vào ngày 26/12/2019 và tống đạt quyết định trên cho 2 hộ gia đình nêu trên.

Song, công tác cưỡng chế thi hành buộc khắc phục hậu quả của hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép tại ô đất 169 vẫn chưa được thực hiện dứt điểm theo quy định của pháp luật. Đồng nghĩa là, Quyết định số 305, Quyết định số 306/QĐ-KPHQ của UBND phường Yên Hoà vẫn “treo” từ năm 2019 đến nay.

Ông Nguyễn Văn Dương, Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng DĐK chia sẻ, từ năm 2016 đến năm 2021, nhà đầu tư dự án tại ô đất số 169 Trung Kính gửi hàng chục văn bản tới các cấp, các ngành của Trung ương, thành phố Hà Nội đề nghị sớm xử lý hành vi chiếm đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Suốt 5 năm, vi phạm về đất đai vẫn không được xử lý dứt điểm, dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ, kéo dài khiến toàn bộ dự án bị đình trệ, gây tâm lý chán nản, tiêu cực tới nhà đầu tư.

Việc chậm xử lý hành vi lấn chiếm tại ô đất 169 Trung Kính không chỉ gây phát sinh đơn thư "nóng", kéo dài nhiều năm tới các cấp, ngành mà còn dẫn đến việc xung đột giữa các bên liên quan. Công an phường Yên Hoà báo cáo, tình hình tại dự án chưa được giải quyết triệt để dẫn đến phát sinh tình tiết phức tạp, mâu thuẫn kéo dài, tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Theo Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định: “Trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện: a) Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này; b) kiểm tra, giám sát chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 77 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác có liên quan; c) xử lý chủ tịch UBND cấp xã, đội trưởng đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; d) chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 29, Điều 50 Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm