Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự án đình trệ do chậm xử lý vi phạm đất đai tại quận Cầu Giấy

Duy Cường

Thứ sáu, 12/11/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Dự án Trung tâm Dạy và Thực hành công nghệ kỹ thuật DĐK được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt triển khai tại ô đất số 169 Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy bị đình trệ từ năm 2016 đến nay do công tác xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng kéo dài.

Vi phạm về đất đai, xây dựng chưa được xử lý theo quy định, dẫn đến dự án bị đình trệ, kéo dài. Ảnh: DC

Ngày 1/12/2016, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 6624/QĐ-UBND chấp thuận nhà đầu tư là liên danh Công ty TNHH Thương mại và Dịch cụ TST và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng DĐK thực hiện Dự án Trung tâm Dạy và Thực hành công nghệ kỹ thuật DĐK tại khu đất số 169 Trung Kính, có diện tích 1.771m2.

Tiến độ thực hiện dự án do UBND thành phố đề ra như sau: Quý IV/2016 - quý II/2017, chuẩn bị đầu tư; Quý III/2017 - quý III/2018, thực hiện đầu tư gồm khởi công, xây dựng công trình; quý IV/2018, kết thúc đầu tư.

Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 6624/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định rõ: “Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy và các ngành, các đơn vị có liên quan và nhà đầu tư triển khai giải phóng mặt bằng đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ”.

Trái với chỉ đạo của UBND thành phố, từ năm 2016 đến nay, toàn bộ dự án rơi vào tình trạng đình trệ do chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng theo quy định. Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ này do vướng 2 trường hợp tự ý lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép trên diện tích khoảng 100m2 nhưng chưa được xử lý dứt điểm theo đúng quy định.

Trước tình trạng dự án bị đình trệ kéo dài, ngày 2/3/2017, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông (hiện là Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) ký Văn bản số 1601/STNMT-CCQLDĐ đôn đốc, thúc giục gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy.

Cụ thể, Văn bản số 1601/STNMT-CCQLDĐ nêu rõ: “Để đảm bảo triển khai dự án đúng tiến độ, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp cùng UBND quận Cầu Giấy và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng DĐK tổ chức triển khai giải phóng mặt bằng khu đất”.

Thế nhưng, chỉ đạo của ông Nguyễn Trọng Đông không được thực hiện nghiêm túc, triệt để, dẫn đến vi phạm về đất đai, xây dựng vẫn tồn tại cho đến nay.

Được biết, UBND phường Yên Hoà ban hành Quyết định cưỡng chế số 305/QĐ-KPHQ và Quyết định cưỡng chế số 306/QĐ-KPHQ ngày 16/12/2019 đối với các công trình vi phạm về đất đai, xây dựng tại ô đất 169 Trung Kính nhưng đến nay vẫn chưa triển khai theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Dương, Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng DĐK cho biết, nhà đầu tư đã nhiều lần gửi công văn và cử cán bộ đến làm việc trực tiếp với các sở ngành, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy… đề nghị sớm cưỡng chế 2 hộ dân lấn chiếm đất đai, xây dựng trái quy định để bàn giao mặt bằng theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Thành phố.

Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, công tác xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng tại ô đất 169 Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy vẫn không được thực hiện dứt điểm. Dẫn đến, công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ, kéo dài khiến dự án bị đình trệ, gây tâm lý chán nản, tiêu cực tới nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Dương chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Hoà cho biết, nguyên nhân dự án đình trệ là do công tác giải phóng mặt bằng không nhận được sự phối hợp của Trung tâm Phát triển quỹ đất của thành phố Hà Nội. Cụ thể, quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch cưỡng chế đối với các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép thì Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội không xuống làm việc, phối hợp với phường.

Điều đáng nói là, theo báo cáo của Công an phường Yên Hoà gửi ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND phường Yên Hoà, việc chậm trễ giải quyết triệt để tồn tại liên quan đến dự án dẫn đến phát sinh nhiều tình tiết phức tạp, gây mâu thuẫn kéo dài có sự tham gia đông người của cả nhiều đối tượng hình sự và thương binh, tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư liên tục có văn bản gửi các cấp, các ngành thuộc Trung ương, thành phố Hà Nội bức xúc về tình trạng vi phạm đất đai, xây dựng chậm được xử lý theo quy định, kéo dài, gây đình trệ dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm