Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Tân
Thứ ba, 10/12/2024 - 20:30
(Thanh tra) - Chưa hề có bất cứ thủ tục nào về đầu tư, xây dựng… nhưng nhà máy chế biến cà phê cùng các hạng mục khác đã được đầu tư triển khai với hơn 8.000m2. Thế nhưng, chính quyền địa phương cũng chỉ làm cho có lệ và có dấu hiệu buông lỏng quản lý khi nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động.
Chưa hề có bất cứ thủ tục, giấy phép nào, nhà máy chế biến cà phê với diện tích hàng nghìn m2 vẫn ngang nhiên "mọc" lên giữa vùng biên tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Minh Tân
Xử phạt 4 triệu đồng
Sát bên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua thôn Cợp, xã biên giới Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhà máy chế biến cà phê bề thế được đầu tư xây dựng với quy mô lớn. Toàn bộ các hạng mục từ nhà xưởng, máy móc, sân bãi… đã cơ bản hoàn thiện.
Theo phản ánh của người dân, việc triển khai xây dựng rầm rộ từ đầu năm nay và nhà máy đã đi vào hoạt động nhiều tháng qua. Trong đó, để phục vụ cho việc thi công nhà máy, hàng nghìn m3 đất đã được đào, lấp, vận chuyển… với diện tích gần 1ha.
Điều lạ là, cả một dự án triển khai bề thế, đi vào hoạt động nhưng đều trái phép hoàn toàn. Từ các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đăng ký chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy phép môi trường… cơ sở này đều không có.
Điều lạ lùng hơn, sự việc đã được UBND xã Hướng Phùng phát hiện khi nơi đây bắt đầu xây dựng công trình nhà tạm trái phép chỉ với diện tích 68,75m2 vào tháng 7/2024. Cụ thể, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với ông Phạm Thắng (trú tại thôn 1, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).
Ông Thắng đã có hành vi xây dựng công trình nhà tạm để cho công nhân ở với diện tích 68,75m2 trên diện tích đất nông nghiệp tại thửa đất số 2, tờ bản đồ số 12 (nay là thửa đất số 321, tờ bản đồ số 41) khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép.
UBND xã Hướng Phùng đã yêu cầu cá nhân vi phạm là ông Phạm Thắng không được tiếp tục xây dựng công trình nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, ngày 12/7/2024, ông Phan Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Thắng với số tiền 4 triệu đồng. Buộc tháo dỡ phần công trình nhà tạm đã xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp và trả lại hiện trạng ban đầu của thửa đất. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Dù vậy, đến khi đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trưởng (TN&MT) tỉnh Quảng Trị tiến hành kiểm tra, thì chỉ từ vài chục m2 xây dựng, đến nay, khu vực này đã “mọc” lên một nhà máy bề thế cùng hàng loạt hạng mục khác trên diện tích hàng nghìn m2 trong sự khó hiểu của người dân nơi đây.
Tại biên bản kiểm tra việc chấp hành pháp luật TN&MT của cơ sở sản xuất thôn Cợp, do ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, đại diện chủ cơ sở là ông Nguyễn Trọng Hải đã cung cấp giấy chứng nhận hộ đăng ký kinh doanh. Cơ sở hoạt động lĩnh vực chế biến cà phê, quy mô công suất 20-25 tấn/ngày. Theo đó, cơ sở đã hoạt động từ tháng 11/2024, chế biến khoảng 200 tấn cà phê tươi và tạm dừng thời điểm đoàn kiểm tra có mặt.
Nhà máy nhiều… không
Theo hồ sơ của chủ cơ sở, ông Nguyễn Trọng Hải có hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của ông Phạm Thắng với diện tích hơn 2,3ha. Thế nhưng, cơ sở chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Chưa kể, từ tháng 7/2024, UBND xã Hướng Phùng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Thắng với diện tích xây dựng được xác định vài chục m2. Đồng thời, yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng ban đầu của thửa đất.
Chỉ 4 tháng sau, tại thời điểm kiểm tra, khối lượng đã thi công tại thực địa được xác định là hàng nghìn m2 xây dựng đã hoàn thành, bao gồm: 3.000m2 nhà máy chế biến cà phê, nhà điều hành 200m2, sân bê-tông 5.000m2.
Theo kiểm tra ban đầu, cơ sở chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường. Về chất thải rắn sinh hoạt, theo đoàn kiểm tra, cơ sở đã đào hố chôn lấp tại khu vực trên, vỏ cà phê phát sinh khoảng 6 tấn/ngày, cho người dân làm phân bón. Đối với hệ thống xử lý nước thải, đã xây dựng 3 hồ, 1 hồ lắng với diện tích 500m2, 2 hồ biogas diện tích 10.000m2, nước thải chế biến cà phê đang lưu giữ tại hồ.
Về tài nguyên nước, cơ sở sử dụng giếng khoan để phục vụ sinh hoạt với khối lượng khoảng 5m3/ngày; nước suối tự nhiên gần khu đất cho hoạt động chế biến cà phê với khối lượng khoảng 50-60m3/ngày. Tuy nhiên, cơ sở chưa được cấp phép khai thác sử dụng nước dưới mặt.
Đồng thời, cơ sở thực hiện việc xây dựng và hoạt động khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định; chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường, tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Trước sự việc trên, đoàn kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu chủ cơ sở tạm dừng hoạt động đến khi hoàn thành các thủ tục liên quan theo quy định. Tuy nhiên, ngày 5/12, khi phóng viên Báo Thanh tra có mặt tại đây, nhà máy chế biến cà phê vẫn hoạt động bình thường, khu vực nhà điều hành, nhà ở cho công nhân vẫn được tiếp tục xây dựng bất chấp các biên bản, quyết định xử lý.
Đáng nói, xã Hướng Phùng là khu vực xã biên giới, thế nhưng việc nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 được xây dựng trong suốt thời gian dài chỉ kiểm tra… cho có lệ. Từ vài chục m2 xây dựng trái phép ban đầu, đến nay cơ sở chế biến gần như hoàn thiện và đã đi vào hoạt động, cho thấy dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương huyện Hướng Hóa.
Dù rằng trước đó, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành Công văn số 552/UBND-TNMT ngày 10/4/2024 nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện, trong đó, yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cuờng công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, nhất là đối với các hành vi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, hạ độ cao đất nông nghiệp trái quy định.
UBND huyện cũng chỉ rõ: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật nếu không thực hiện theo đúng quy định, lơ là trong quản lý để xảy ra tình trạng nêu trên.
Báo Thanh tra tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc trên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà