Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mai Mười
Thứ ba, 30/05/2023 - 20:19
(Thanh tra) - Diện tích đất mua lại trước năm 1975 được xác nhận bởi cơ quan quản lý Nhà nước, sử dụng ổn định và kê khai năm 1999. Năm 2002, địa phương không tiến hành thu thuế vì đất được Nhà nước thu hồi làm công viên văn hoá du lịch. Công dân gửi đơn phản ánh khắp nơi, đến nay vụ việc vẫn chưa giải quyết một cách thấu tình, đạt lý.
Vào mùa mưa, nước ngập thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng hoạt động của chùa. Ảnh: Mai Mười
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1967, ông Nguyễn Trường Bửu là chủ sở hữu phần đất có diện tích 10 mẫu 6 sào 95 thước theo các bằng khoán số 457, 458, 7748, 749 tại An Nhơn xã (nay là 93/1023 đường Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) bán lại cho Hội Bắc Việt Tương tế, thuộc chùa Phổ Chiếu, được lập thủ tục hồ sơ xin giấy phép xây dựng chùa và lập nghĩa trang cho hội.
Ngày 16/11/1971, chính quyền chế độ cũ chấp thuận cho Hội Bắc Việt Tương tế xây dựng ngôi chùa trên phần đất thuộc Bằng khoán 586, có diện tích 9,027m2 cạnh Nghĩa trang Tương Tế Bắc Việt 2 được tạo lập trên Bằng khoán 748, mua lại của ông Nguyễn Trường Bửu để sử dụng cho các gia đình hội viên có thân nhân qua đời được chôn cất tại nghĩa trang của hội.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo chủ trương chung, ngày 18/8/1975, Hội Bắc Việt Tương tế có làm bản đăng ký đất của chùa, đất của nghĩa trang với cơ quan quản lý Nhà nước.
Năm 1991, thực hiện chủ trương của chính quyền TP, Nghĩa trang Tương Tế Bắc Việt 2 đã được giải toả.
Năm 1997, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5043/UB-QLĐT cho phép xây dựng chùa Phổ Chiếu trên khuôn viên đất cũ, diện tích 4.000m2.
Do kinh phí còn khó khăn và chùa cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến nay việc xây dựng vẫn chưa được triển khai, công trình xuống cấp trầm trọng.
Hoà thượng Thích Minh Trí (thế danh Trần Văn Tuyến), Trụ trì chùa Phổ Chiếu cho biết, Hoà thượng Thích Quảng Tuệ (thế danh Nguyễn Văn Sơn) có đăng ký kê khai nhà, đất năm 1999 và thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm. Đến năm 2002, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương không thu nữa nên chùa không được tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Liên quan đến các thửa đất trên, trước đó, ông Phạm Đức Hinh, Trợ tá Ban Trị sự kiêm Thư ký Hội Bắc Việt Tương Tế đã làm đơn khiếu nại yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 30/3/1999, UBND quận Gò Vấp đã ban hành Quyết định số 66/QĐ-UB-QLĐT về việc giải quyết khiếu nại của ông Phạm Đức Hinh.
Theo quyết định của UBND quận Gò Vấp, qua thẩm tra, xác minh nguồn gốc đất, nhà và quá trình sử dụng đất nêu rõ: Phần đất toạ lạc tại phường 17, quận Gò Vấp gồm các bằng khoán số: 457, 458, 748, 749, An Nhơn với tổng diện tích 100,695m2. Các diện tích đất trên do ông Nguyễn Trường Bửu đứng bộ. Năm 1967, ông Nguyễn Trường Bửu có làm tờ hứa bán 4 phần đất trên cho ông Nguyễn Duy Ninh, Hội trưởng, đại diện cho Hội Bắc Việt Tương Tế có chứng nhận của chính quyền chế độ cũ ngày 6/7/1967, chưa sang bộ.
Sau đó, Hội Bắc Việt Tương Tế dùng phần đất thuộc 2 bằng khoán 748, 457, An Nhơn làm nghĩa trang Bắc Việt 2 với diện tích 52,375m2; 2 bằng khoán còn lại là 457, 749 chưa sử dụng, hội cho người canh tác và một số hộ dân chiếm dụng canh tác.
Theo UBND quận Gò Vấp, sau ngày 30/4/1975, Hội Bắc Việt Tương Tế tự tan rã, Nghĩa trang Bắc Việt 2 ngưng chôn cất, Nhà nước quản lý phần đất còn lại.
Đến năm 1991, chính quyền giải toả Nghĩa trang Bắc Việt 2. Toàn bộ phần đất và phần nghĩa trang giải toả đã quy hoạch làm Khu Văn hoá du lịch quận Gò Vấp.
Từ các cơ sở xác minh, UBND quận Gò Vấp bác bỏ việc yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Phạm Đức Hinh tại các bằng khoán này, thuộc phường 17, quận Gò Vấp (nay là phường 6, quận Gò Vấp).
Sau đó, ông Phạm Đức Hinh tiếp tục khiếu nại đến UBND TP Hồ Chí Minh về nội dung trên.
Ngày 20/12/2001, UBND TP ban hành Quyết định số 8629/QĐ-UBND công nhận Quyết định số 66/QĐ-QLĐT ngày 30/3/1999 của UBND quận Gò Vấp.
Theo đơn phản ánh của chùa Phổ Chiếu gửi các cơ quan chức năng, sau năm 1975, Hội Bắc Việt Tương Tế không tan rã mà vẫn được chùa Phổ Chiếu quản lý, điều hành mọi hoạt động với tôn chỉ, mục đích hướng đến cái thiện, giáo dục con người, tuân theo các quy định của pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Chùa Phổ Chiếu liên tục khiếu nại, kiến nghị đến các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương về việc giải quyết các quyền lợi liên quan cũng như công nhận quyền sử dụng đất các thửa đất thuộc bằng khoán 467, 458, 745, 749 và bằng khoán 486, có diện tích 9,027m2, nhưng đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết, làm ảnh hưởng đến hoạt động của chùa, ảnh hưởng đến quyền lợi của cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật về đất đai.
Không thống nhất với cách giải quyết và thu hồi đất của địa phương, đại diện chùa tiếp tục gửi đơn phản ánh vụ việc đến cơ quan Trung ương.
Ngày 11/7/2019, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 6140/VPCP-V.I gửi UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng đất của chùa Phổ Chiếu theo quy định của pháp luật.
Ngày 9/10/2019, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 9187/VPCP-V.I; Văn bản số 3191/VPCP-V.I ngày 22/4/2020 gửi UBND TP Hồ Chí Minh thông báo về việc khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng đất của chùa, yêu cầu kiểm tra, xem xét giải quyết theo quy định.
Sau thời gian hơn 2 năm vẫn chưa có kết quả giải quyết khiếu nại về việc sử dụng đất, thu hồi đất, ngày 16/1/2023, đại diện chùa tiếp tục phản ánh đến Ban Tiếp Công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ trình bày vụ việc.
Ngày 16/2/2023, Ban Tiếp công dân Trung ương ban hành Văn bản số 436/BTCDTW-XLĐ yêu cầu UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, báo cáo kết quả đến Thanh tra Chính phủ.
Ngày 21/3/2023, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu giao Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát nội dung vụ việc; báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, xử lý.
Theo Hoà thượng Thích Minh Trí, "hiện nay, chùa đã xuống cấp và cần sửa chữa, xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín ngưỡng với mục đích tốt đời, đẹp đạo của tăng ni, Phật tử, người dân.
Vào mùa mưa, nước ngập úng; mái, vách xuống cấp làm ảnh hưởng đến hoạt động của chùa, mong sao chính quyền TP sớm xem xét, giải quyết để chúng tôi có cơ sở pháp lý xin phép xây dựng, sửa chữa để chùa yên tâm hoạt động".
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý