Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Đòn bẩy” phát triển toàn diện cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Văn Thanh

Thứ năm, 11/08/2022 - 09:25

(Thanh tra) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Đây là “đòn bẩy” phát triển toàn diện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Tập huấn và trao con giống cho tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ ở xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa. Ảnh: VT

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS. Khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển trong và ngoài tỉnh; cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân, phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Tổ chức xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, kế hoạch đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu đạt được trong từng giai đoạn, cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 3%/năm trở lên. Đảm bảo 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 95% trở lên hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nới có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 100%, học trung học cơ sở đạt 100%, học trung học phổ thông đạt 95% trở lên; 99% trở lên người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, 95% trở lên đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; 99% trở lên phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 15%. 60% trở lên lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% trở lên thôn, bản có nhà văn hóa, khu thể thao; 55% thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ (hoặc câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.

Đến năm 2030, thu nhập bình quân người DTTS bằng 1/2 bình quân chung cả tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; 100% số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 100%, học trung học cơ sở đạt 100%, học trung học phổ thông đạt 100%; 100% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế đạt 100%. 70% trở lên lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỷ lệ xã có nhà văn hóa đạt 100%; 100% thôn, bản có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào DTTS. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở.

Tầm nhìn đến năm 2045, thu nhập bình quân của người DTTS đạt trên 1/2 bình quân chung của cả nước. Cơ bản không còn hộ nghèo, người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân.

Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện, đó là tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Rà soát, đề xuất để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch, UBND tỉnh Thanh Hóa giao giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào DTTS và miền núi căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa là cơ quan đầu mối, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào DTTS và miền núi trong quá trình thực hiện hiện nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; định kỳ hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện và kiến nghị các biện pháp đảm bảo kế hoạch được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể được đặt ra trong kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hy vọng rằng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng DTTS và miền núi của tỉnh sẽ được đẩy nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân sớm được cải thiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024
Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.

Minh Tân - Vũ Linh

08:00 30/07/2024

Tin mới nhất

Xem thêm