Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/04/2012 - 10:33
(Thanh tra) - “Để làm tốt công tác phê bình và tự phê bình, vai trò giám sát của quần chúng nhân dân rất quan trọng, điều đó thể hiện tính dân chủ cao. Cuộc chiến chống giặc nội xâm bao giờ cũng khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và Đảng cần phải có những chiến thuật tức khắc”. Đại tá Hoàng Nghĩa Nhuần, nguyên Chính ủy viên, nguyên Trưởng phòng Lịch sử Quân sự Quân khu 4, đã nhấn mạnh như vậy với PV Thanh tra Cuối tháng xung quanh việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI).
Đại tá Hoàng Nghĩa Nhuần
Quyết tâm đã rõ
+ Nhiều người đánh giá Nghị quyết T.Ư 4 đã thể hiện quyết tâm của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh. Còn ông?
- Trước hết phải khẳng định, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Năm 1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, với bút danh Trí Cường, lúc đó mới 27 tuổi, đã đặt vấn đề này một cách rõ ràng trong cuốn “Tự chỉ trích”. Đồng chí nói: “Người cộng sản phải biết lấy danh dự uy tín chung của Đảng và của nhân dân làm danh dự riêng của mình”; “người cộng sản trong mọi hoạt động của mình là phải công khai, mạnh dạn, thành thực, vạch rõ những sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa…”. Những lời nói đó không chỉ có giá trị trong thời điểm đó mà còn có ý nghĩa đến hôm nay.
Sau cách mạng tháng 8 và trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ. Có thời điểm, cán bộ đảng viên chỉ có trên 5 ngàn người, trình độ văn hóa còn thấp, nhưng Đảng đã rất coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước, nhưng người đảng viên lúc đó rất tiên phong gương mẫu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân rất lớn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn dân tộc ta đã sẵn sàng hy sinh đem tất cả tài sản và kể cả tính mạng của mình để dành lại độc lập, tự do.
Từ năm 1975 đến nay, Đảng ta đã đạt được nhiều thành quả cách mạng do sự đóng góp của đảng viên. Đảng tiếp tục công cuộc đổi mới để đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, được như ngày nay, nhân dân tin yêu theo Đảng. Vì vậy, vai trò của Đảng rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, trước một số vấn đề cấp bách liên quan đến sự sống còn của Đảng và chế độ, Đảng nhận định rằng: Một bộ phận không nhỏ cán bô, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, làm giảm lòng tin của nhân dân...
Từ đó, Hội nghị T.Ư 4 đã quyết tâm đề ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bởi, hiện nay, Đảng ta có trên 3 triệu đảng viên, trình độ học vấn cao, cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật khá hiện đại, nhưng niềm tin của một bộ phận cán bộ, nhân dân với Đảng có dấu hiệu giảm sút.
Hội nghị T.Ư 4 xác định được tính chất, vai trò đặc biệt nghiêm trọng của vấn đề chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng rất quan trọng, nhưng nếu làm không tốt rất nguy cơ còn nếu làm tốt thì đó là sự phát triển vững mạnh của Đảng.
“Đức trị” phải đặt lên hàng đầu
+ Nghị quyết T.Ư 4 nhấn mạnh đến biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng đạo đức lối sống, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, đây là những vấn đề rất nghiêm trọng. Theo ông, sự suy thoái nào đáng lo nhất?
- Về vấn đề này, Nghị quyết T.Ư 4 đã chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống. Theo tôi, “không nhỏ” ở đây có nghĩa là một bộ phận lớn, có cả cán bộ cao cấp. Mà suy thoái đó không phải ở những sinh hoạt bình thường mà suy thoái cả về mặt chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống. Vì vậy, vấn đề lớn nhất, làm suy yếu năng lực lãnh đạo của Đảng là chủ nghĩa cá nhân. Cán bộ xa rời quần chúng, ngại va chạm, sợ đấu tranh. Khi lợi ích cá nhân trỗi dậy, trách nhiệm của người lãnh đạo không còn thì sự suy thoái về phẩm chất tất yếu sẽ dẫn đến suy thoái chính trị.
+ Sự suy thoái đó còn biểu hiện ở sự phân hóa giàu - nghèo, sự vô cảm của con người trong cuộc sống. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Khoảng cách của sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng xa tạo nên sự bất cập, mất công bằng trong xã hội. Thực tế, có những cán bộ, đảng viên làm bằng sức lao động của mình không đủ sống, chứ chưa nói đến việc mua sắm nhà cửa, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống… Trong lúc đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái có một cuộc sống rất vương giả. Từ đó, lòng tin của nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên thấy được sự không công bằng trong cuộc sống dẫn đến giảm lòng tin với Đảng.
+ T.Ư đã đặt ra quyết tâm phê bình và tự phê bình trong Đảng gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Đây sẽ là là giải pháp đột phá, đồng bộ và quyết liệt?
- Nghị quyết T.Ư 4 nhấn mạnh: Muốn có sức mạnh và uy tín thì Đảng phải tự rèn luyện, tự củng cố, đổi mới, chỉnh đốn, không ai có thể làm thay được. Theo tôi, phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bác Hồ từng dạy: “Có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả”.
Trong tình hình hiện nay, lời dạy của Bác, quan điểm tư tưởng của Bác vẫn hết sức sâu sắc. Thực tiễn và vấn đề “đức trị” phải được đặt lên hàng đầu. Bởi, cán bộ càng cao thì đức càng phải trong sáng. Lịch sử của bất cứ một triều đại nào cũng phải chú trọng vấn đề đạo đức người lãnh đạo.
Ở đây, T.Ư đã nhận rõ “bệnh” rồi thì “chữa” phải từ trên xuống dưới, như đã “tắm phải gội đầu”.
Chống giặc nội xâm phải có chiến thuật và chiến lược
+ Nghị quyết T.Ư 4 đã đưa ra nhiều giải pháp mới, trong đó có tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và thực hiện chất vấn trong Đảng; tăng cường tính giám sát, thực hành dân chủ trong Đảng. Ông đánh giá thế nào về những thay đổi này?
- Tôi rất ủng hộ việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bởi cán bộ phải được sự giám sát của Đảng, của dân. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc nếu lãnh đạo bộc lộ yếu kém thì phải xử lý ngay chứ không phải chờ đến 2 năm. Đối với lãnh đạo cấp cao làm về chiến lược thì yếu kém bộc lộ chậm, nhưng cán bộ cơ sở sai là thấy ngay. Nếu phát hiện khuyết điểm mà không sửa thì cán bộ đó phải cho nghỉ việc, không cần chờ hết nhiệm kỳ hay thời gian 2 năm.
Vấn đề chất vấn trong Đảng là một quyết định thể hiện quyết tâm của Ban Chấp hành T.Ư, đứng đầu là Tổng Bí thư. Đảng phải có chất vấn thì mới gương mẫu, đi đầu cho những tổ chức khác noi theo.
Và, thực hành dân chủ là biện pháp quan trọng để xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Dân chủ là để cho nhân dân mở mồm ra nói đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình thì mới tìm ra được chân lý”. Vì vậy, cần phải nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tổ chức giám sát Đảng trong việc phê và tự phê bình. Muốn vậy, phải công khai, minh bạch.
+ Vậy, để thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 cần tập trung vào những vấn đề gì?
- Theo tôi, trước hết phải tinh giản bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, có hiệu lực; cải cách vấn đề tiền lương; lựa chọn cán bộ giỏi, có đức, có tài. Và, phải làm tận gốc vấn nạn tham nhũng, trừng trị thích đáng theo pháp luật những kẻ tham nhũng bất kỳ kẻ ấy ở cương vị nào và làm việc gì. Còn, nếu chỉ làm chung chung, phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm sẽ không đủ sức thuyết phục và ngăn chặn được vấn nạn này. Không chỉ “một con sâu làm rầu nồi canh”, mà nếu có cả “bầy sâu” thì phải bắt hết ra, “con sâu” nào độc thì phải xử lý.
Tôi cho rằng, đây là thời kỳ phù hợp để Nghị quyết T.Ư 4 ra đời nhằm giải quyết những vấn đề, đòi hỏi bức xúc của xã hội, đáp ứng lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng. Đồng thời, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Hơn 60 năm tuổi Đảng, nhiều năm làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng, ông đặt kỳ vọng vào Nghị quyết T.Ư 4 lần này như thế nào?
- Như tôi đã nói, Nghị quyết T.Ư 4 đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo đảng viên và quần chúng nhân dân. Nhưng, để Nghị quyết trở thành hiện thực là cuộc chiến khổng lồ, phải dựa vào lực lượng nhân dân. Cuộc chiến này không thể tốc chiến, tốc thắng, đánh nhanh, thắng nhanh được mà tương đối lâu dài, còn tùy thuộc vào nỗ lực bản thân của các nhà lãnh đạo, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Theo tôi, chúng ta có đủ cơ sở để kỳ vọng vào Nghị quyết lần này, vì nhân dân ta rất anh hùng, rất khoan hồng rộng lượng; nhiều bộ phận đảng viên đã quyết tâm vào cuộc. Tuy nhiên, đây là cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm nên rất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có chiến thuật tức khắc và chiến lược lâu dài.
+ Xin cảm ơn Đại tá!
Trà Vân (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội thống nhất phương án hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 Đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 4 cơ quan báo chí…
Hải Hà
15:12 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay 13/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu thảo luận tại hội trường, tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong khâu tổ chức thực hiện để đưa ra các giải pháp.
Văn Thanh
15:10 13/12/2024Hương Giang
14:51 13/12/2024Văn Thanh
12:21 13/12/2024T.Thanh
12:17 13/12/2024Chính Bình
21:26 12/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu
TC
PV
Cảnh Nhật
Thái Hải