Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khoa học và công nghệ - Giải pháp thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thái Hải

Thứ bảy, 13/11/2021 - 16:19

(Thanh tra) - Thời gian qua, nhiều dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi đã được triển khai thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Kết quả thực hiện các dự án này thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho các địa phương, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, dân trí và cải thiện đời sống nhân dân.

Ứng dụng tiến bộ KH&CN giúp thay đổi diện mạo đời sống DTTS. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

KH&CN góp phần thay đổi diện mạo đời sống DTTS

Bộ KH&CN cho biết, từ năm 2011-2020, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai 719 dự án KH&CN tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 441 dự án triển khai tại 34 tỉnh, thành phố vùng DTTS và miền núi với hơn 4.300 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN được hình thành, phát huy hiệu quả, quy mô phù hợp với điều kiện sinh thái của các địa phương. Nhiều dự án đã mang lại hiệu quả tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo chuỗi sản phẩm.

Trong đó, phải kể đến Chương trình Nông thôn miền núi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2011-2020 đã đem lại hiệu quả kinh tế đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực nhờ các giải pháp KH&CN trong quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan; đầu tư khai thác các công trình nước sạch, thủy lợi; chuyển đổi cơ cấu sản xuất; thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy trình thâm canh, giảm chi phí…

Một số mô hình hiệu quả như: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình ươm nuôi cá chình hoa giống và thương phẩm đạt năng suất, hiệu quả cao tại Thanh Hóa; ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao chất lượng chè nguyên liệu cho chế biến chè ô long, chè xanh chất lượng cao tại tỉnh Lai Châu; ứng dụng công nghệ mới trong sấy gỗ rừng trồng tại tỉnh Phú Thọ; ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất chè xanh chất lượng cao tại tỉnh Cao Bằng.

Tiếp đó là Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 (CTDT/16-20). Chương trình CTDT/16-20 được bắt đầu triển khai từ năm 2015 với mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến DTTS, từ đó thực hiện đổi mới chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tính đến nay, đã có tổng số 51 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được triển khai thực hiện. Tổng kinh phí triển khai thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia là 176,1 tỷ đồng.  

 Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi cũng được ban hành như: Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025; Thông tư số 348/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện chương trình...

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang, các chương trình triển khai tại vùng nông thôn miền núi đã tạo được điểm sáng về ứng dụng KH&CN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực cho vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS. Kết quả của các chương trình được duy trì và nhân rộng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, cũng như thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương. Các dự án đã xây dựng được hàng nghìn mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, chuyển giao thành công hàng nghìn lượt công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng miền, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về KH&CN

Nhằm tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, tháng 7/2021, Bộ KH&CN và Ủy ban Dân tộc đã ký kết Chương trình Phối hợp hoạt động giai đoạn 2021-2030. Theo đó, hai bên tập trung tham mưu có hiệu quả cho Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ các giải pháp, biện pháp về KH&CN để góp phần triển khai tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, trình độ năng lực về KH&CN cho cán bộ làm công tác dân tộc, KH&CN trong việc xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các DTTS, người dân vùng DTTS và miền núi về vai trò của KH&CN, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, nhất là các tiến bộ KN&CN mới, phù hợp với đặc điểm đồng bào các DTTS và miền núi phục vụ xây dựng chiến lược, chương trình, đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Trước đó, Ủy ban Dân tộc cũng đang xây dựng, đề xuất tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Theo đó, ưu tiên bố trí vốn cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào DTTS, các xã an toàn khu, xã biên giới thuộc vùng DTTS và miền núi, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, nhằm tăng cường các dự án có liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp trở thành hạt nhân giúp nông dân cùng phát triển trong mối liên kết chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh tăng cường, hỗ trợ, ưu tiên các dự án cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS; thúc đẩy dự án có liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trực tiếp sản xuất, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, Chương trình Thúc đẩy ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin truyền thông, góp phần thiết thực phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Đồng thời, Bộ KH&CN sẽ cùng các bộ, ngành xây dựng, điều chỉnh các chính sách để triển khai tốt nhiệm vụ của Nghị quyết số 88/2019/QH14 "tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào DTTS và miền núi để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc" và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/2/2020 của Chính phủ về các giải pháp ứng dụng KH&CN trong thực hiện các dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, Bộ KH&CN cũng sẽ có những nghiên cứu, điều chỉnh các chỉ tiêu, số lượng, chất lượng các đề tài KH&CN phù hợp với thực tiễn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm