Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin

Thanh Lan

Thứ tư, 17/11/2021 - 17:28

(Thanh tra) - UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ảnh minh họa. Nguồn: https://yersin.edu.vn

Kế hoạch đặt mục tiêu chung là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc và vùng miền núi với vùng đồng bằng của tỉnh.

Việc xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi phải đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ đồng bộ dữ liệu, kết nối liên thông với Ủy ban Dân tộc và hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2023

Từng bước thiết lập và hoàn thiện hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các thông tin về y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, dịch vụ công, an ninh trật tự, phòng chống thiên tai...

Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu và nền tảng CNTT phục vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; từng bước tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin của Ủy ban Dân tộc và của tỉnh để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Xây dựng và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, phổ cập các kiến thức về CNTT nhằm nâng cao nhận thức khai thác, sử dụng CNTT phục vụ công tác, học tập, lao động, sản xuất... cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vùng DTTS và miền núi; tập trung ưu tiên cho đội ngũ cán bộ, nhân dân là người DTTS và hướng đến đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, người có uy tín, thanh niên người DTTS.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS và phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin truyền thông; chủ động phòng ngừa từ xa, từ sớm các tình huống gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, mất an ninh trật tự vùng DTTS và miền núi và tiềm ẩn nguy cơ tạo điểm nóng chính trị - xã hội.

Đến năm 2023, thông qua các hoạt động hỗ trợ tiếp cận và ứng dụng CNTT, phấn đấu đạt:

 100% người có uy tín và 90% đồng bào DTTS tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; nắm bắt các thông tin về tình hình an ninh, trật tự và phòng chống thiên tai…

100% đội ngũ cán bộ người DTTS và cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh đến xã, người có uy tín và thanh niên người DTTS được đào tạo, tập huấn, phổ cập các kiến thức về CNTT.

70-80% đồng bào DTTS tiếp cận các thông tin, kiến thức cơ bản về y tế, giáo dục, bảo vệ tài nguyên, môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử, dịch vụ công...

80% các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện (multi-media).

Mục tiêu đến năm 2025

xây dựng và hoàn thiện thư viện điện tử về công tác dân tộc.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, nền tảng CNTT phục vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và các ứng dụng hỗ trợ đồng bào DTTS góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự vùng DTTS và miền núi.

Đảm bảo thông qua các hoạt động hỗ trợ tiếp cận và ứng dụng CNTT: 100% đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 90-100% đồng bào DTTS được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, dịch vụ công, an ninh trật tự, phòng chống thiên ta… 100% các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến cộng đồng trong và ngoài nước.

Các nhiệm vụ và giải pháp

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng (xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS về chính sách pháp luật, cung cấp các thông tin cơ bản về các lĩnh vực đời sống xã hội và cảnh báo thiên tai; xây dựng bộ dữ liệu số hóa về các DTTS tỉnh Quảng Nam; xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và ứng dụng CNTT).

Nâng cấp nền tảng CNTT phục vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh (nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; thiết kế, nâng cấp hệ thống hạ tầng trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh).

Xây dựng thư viện điện tử về công tác dân tộc.

Đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS (đào tạo, tập huấn phổ cập các kiến thức về CNTT; đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất cho đồng bào DTTS; đ tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức việc làm cho thanh niên DTTS; đào tạo, tập huấn về ứng dụng thương mại điện tử).

Ban Dân tộc là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch này; kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền; định kỳ tổ chức báo cáo, đánh giá sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT trên thiết bị di động thông minh hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi; xây dựng bộ dữ liệu (số hóa) về các DTTS tỉnh Quảng Nam; xây dựng Hệ thống Thông tin phục vụ giám sát, đánh giá Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống Cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; xây dựng thư viện điện tử về công tác dân tộc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm