Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

10 hành động cấp bách ngăn chặn buôn bán trái phép ĐVHD

Thứ tư, 16/11/2016 - 08:45

(Thanh tra) - Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cuộc chiến chống lại nạn săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD).

10 tấn xác rùa biển bị phát hiện ở Khánh Hòa. Ảnh: Ngọc Phó

Các cơ quan chức năng của Việt Nam tích cực triển khai, tăng cường thể chế, chính sách về bảo vệ ĐVHD, khắc phục những lỗ hổng pháp lý, nâng cao khung hình phạt và cải tiến khung pháp lý nói chung để bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam. 

Thêm vào đó, năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng cũng được nâng cao rất nhiều; đặc biệt là tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của các cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật.

Theo khảo sát của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tại 6 đô thị lớn, các vi phạm về tiêu thụ ĐVHD trái phép đã giảm gần 1/3. Số lượng gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại đã giảm gần 70%. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng vi phạm về ĐVHD được người dân chủ động thông báo tăng gấp đôi, chỉ tính riêng số lượng tiếp nhận qua đường dây nóng miễn phí về bảo vệ ĐVHD của ENV 1800-1522. Lực lượng Hải quan và Công an đã triệt phá thành công nhiều vụ vận chuyển trái phép ngà voi, vảy tê tê tại các cảng và và khu vực biên giới. Cơ quan chức năng tại các địa phương cũng đã khám phá và bắt giữ nhiều vụ buôn bán trái phép ĐVHD với quy mô lớn.

“Chúng ta có quyền tự hào vì Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng đó chỉ trong vòng một thập kỷ”, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV chia sẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam và thế giới như như hổ, tê giác và tê tê. 

Cá thể mèo rừng rao bán trên facebook. Ảnh: Ngọc Phó

Chính vì vậy, ENV cho rằng, Việt Nam nên tập trung nỗ lực giải quyết 10 vấn đề cấp bách dưới đây để bảo vệ tương lai của các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm:

1. Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán ĐVHD trái phép   

Cần nỗ lực điều tra, bắt giữ và khởi tố những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác, hổ, ngà voi, rùa biển và nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm khác.

2. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả

Cả 2 Bộ luật Hình sự hiện hành và sửa đổi đều có các khung hình phạt nghiêm khắc áp dụng đối với tội phạm về ĐVHD. Các đối tượng vi phạm cần bị xử lý nghiêm khắc theo các quy định này, có như vậy thì mới có tình răn đe và góp phần giảm thiểu và ngăn chặn những hành vi vi phạm khác trong tương lai.

3. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức

Nghiêm cấm tuyệt đối mọi hình thức buôn bán sừng tê giác, bao gồm cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn. Bằng cách này, hình ảnh Việt Nam với vai trò là quốc gia tiêu thụ và trung chuyển trong cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay sẽ dần được hạn chế và xóa bỏ.

4. Tiêu hủy tất cả kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được

Việc tiêu hủy 2,1 tấn ngà voi vừa qua là một khởi đầu tốt, nhưng Việt Nam cần tiếp tục tiêu hủy ngà voi và sừng tê giác thường xuyên hơn ngay sau khi vụ án khép lại. Các cơ quan chức năng chỉ nên giữ lại một số lượng nhỏ mẫu vật ngà voi và sừng tê giác với mục đích phân tích ADN (truy xuất nguồn gốc ngà voi/sừng tê giác) và phục vụ mục đích giáo dục - đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học.

5. Đóng cửa các cơ sở nuôi hổ tư nhân và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát

Đóng cửa các cơ sở nuôi hổ tư nhân, cũng như nghiêm cấm mọi hình thức cho hổ sinh sản tại các vườn thú và các cơ sở khác nếu hoạt động sinh sản không có giá trị hoặc không phục vụ mục tiêu bảo tồn, giáo dục và nghiên cứu khoa học.

6. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu

Sớm chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các cơ sở tư nhân. Sau hơn mười năm nỗ lực, hiện nay số lượng gấu nuôi nhốt tại các cơ sở đã giảm từ 4,300 cá thể vào năm 2005 xuống còn khoảng 1,200.

7. Tạm dừng việc cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD trên toàn quốc

Không tiếp tục cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD cho các cơ sở gây nuôi trên toàn quốc cho đến khi thiết lập được một hệ thống quản lý hiệu quả, cũng như các cơ quan chức năng có đủ khả năng giám sát và quản lý chặt chẽ các cơ sở gây nuôi, ngăn chặn việc hợp pháp hóa ở qui mô lớn ĐVHD săn bắt từ tự nhiên vào các cơ sở này.

8. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn

Cần quy định cụ thể trách nhiệm của UBND các xã, huyện và TP, với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách trong nỗ lực chung nhằm kiểm soát và chấm dứt các hành vi buôn bán ĐVHD trên địa bàn như hành vi quảng cáo, mua bán và lưu giữ trái phép ĐVHD.

Việt Nam đã tiêu hủy 2,1 tn ngà voi và 70 kg sng tê giác. Ảnh: Ngọc Phó

9. Ngăn chặn tội phạm trên Internet

Áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật để xử lý và ngăn chặn hành vi mua bán, trao đổi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm trên Internet. Một số biện pháp hữu hiệu bao gồm: Đóng cửa các trang thông tin điện tử có chứa thông tin quảng cáo và mua bán các loài ĐVHD cần được bảo vệ, tăng cường theo dõi và chặn trang cá nhân trên mạng xã hội (ví dụ như Facebook) được đối tượng sử dụng để quảng cáo buôn bán ĐVHD.

10. Tăng cường tiếng nói của các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD

Đồng bộ nỗ lực của chính quyền các cấp nhằm nâng cao nhận thức của người dân và từ đó giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Bên cạnh vai trò quan trọng của các tổ chức phi Chính phủ trong các hoạt động truyền thông, Nhà nước có thể đóng vai trò chủ động hơn trong việc giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ thông qua các kênh truyền thông chính thống cũng như tiếp cận các phương tiện truyền thông công cộng. 

                                                                                             Ngọc Phó

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm