Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 07/07/2014 - 09:23
Hôm qua 6.7, Sở Y tế TP.Hà Nội cho biết từ đầu năm 2014 đến nay, toàn TP ghi nhận 27 trường hợp viêm não vi rút, trong đó có 20 trường hợp viêm não Nhật Bản, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Bệnh nhân viêm não Nhật Bản người lớn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Thúy Anh
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Hà Nội, bệnh nhân phân bố rải rác tại 15 xã, phường của 12 quận, huyện, chủ yếu là các huyện ngoại thành. Gần 90% trường hợp mắc bệnh chưa tiêm chủng, tiêm chủng không đầy đủ hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Đã xuất hiện các ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, là trường hợp rất ít gặp vì bệnh thường ở trẻ dưới 15 tuổi. Hà Nội vừa hoàn thành chiến dịch tiêm miễn phí vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 - 3 tuổi. Riêng tại 15 xã, phường có các ca viêm não Nhật Bản sẽ mở rộng đối tượng tiêm vắc xin viêm não đến 14 tuổi.
Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết những ngày qua, tại khoa nhiễm của BV này bình quân có khoảng 10 trẻ bị viêm não nói chung điều trị nội trú, trong đó viêm não Nhật Bản chiếm từ 10 - 30%, và thường có trường hợp viêm não Nhật Bản nặng, phải thở máy; bệnh thường gặp ở tuổi từ 5 đến dưới 15, phần lớn bệnh nhi được chuyển từ các tỉnh đến. Tại Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tuần qua cũng tiếp nhận rải rác một số bệnh nhi viêm não Nhật Bản đến từ các tỉnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, phải thở máy... Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay: “Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra nhiều từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, mặc dù số lượng không nhiều nhưng bệnh dễ gây tử vong, hoặc để lại di chứng thần kinh sau khi chữa trị - yếu tay, yếu chân, trẻ khi lớn lên kém phát triển trí tuệ”.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết đến thời điểm hiện tại, TP.HCM chưa ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra trên người lớn.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết thêm hiện nay, bệnh viêm não vi rút có giảm 10% so với cùng kỳ 2013 nhưng dự báo sẽ còn tăng trong các tháng đỉnh dịch là tháng 7 - 8. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin dự phòng. Vắc xin này đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997.
Theo TNO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền