Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiếu nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thứ hai, 26/05/2014 - 17:54

(Thanh tra) - Ông Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết như vậy trong Hội thảo Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại Việt Nam tổ chức sáng 26/5.

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ của nhóm dân số ở độ tuổi trên 60 rất cao và ngày càng tăng. Người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Trên 70% người cao tuổi phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình; 72,3% số người cao tuổi sống cùng với con cháu trong khi qui mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang hạt nhân.

.

Già hóa dân số là vấn đề mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia. Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào "già hoá dân số". Thời gian chuyển từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già" của Việt Nam là 17 - 20 năm, ngắn hơn nhiều nước, kể cả những quốc gia có trình độ phát triển hơn.

Ông Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay, ngành Y tế đang thiếu nhân lực được đào tạo, thiếu bác sỹ chuyên khoa lão khoa, thiếu điều dưỡng lão khoa. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang ngày càng giảm. Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống bệnh viện còn nhiều yếu kém, trong số 15 tỉnh. Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, chỉ có 2 trong tổng số 15 bệnh viện tỉnh có khoa lão, 6 trên 15 bệnh viện ghép khoa lão với các khoa khác...

Trong khi đó, với mỗi người già hiện nay, chi phí y tế cho họ cao gấp 7 - 10 lần người trẻ và họ thường sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc. Bên cạnh đó, xu hướng tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng là một nhân tố làm gia tăng chi phí y tế. Do vậy, việc chăm sóc người già tại gia đình và cộng đồng chủ yếu dựa vào người nhà và những người chăm sóc không được đào tạo

Trong thời gian tới, Việt Nam cần có chiến lược dài để tăng cường hệ thống an sinh xã hội, mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi...

Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn làm chậm lại quá trình "già hóa dân số"; duy trì mức sinh hợp lý; đồng thời, đẩy mạnh truyền thông giáo dục, vận động về già hóa dân số và chăm sóc người cao tuổi; tăng cường hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi; mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi... Bên cạnh đó, cần phát huy lợi thế của người cao tuổi về khả năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc của người cao tuổi; phát huy vai trò người cao tuổi tiêu biểu, uy tín trong gia đình và trong xây dựng chính sách, phản biện xã hội, nghiên cứu khoa học, giảng dạy.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm