Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/04/2015 - 06:31
(Thanh tra) - Rất nhiều cơ quan quản lý nhưng thực phẩm chức năng (TPCN) vẫn bị thả nổi. Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN nói gì?
Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN
TPCN xách tay - kênh gian lận, trốn thuế
+ Thưa ông, TPCN có phải là thuốc?
- TPCN không phải là thuốc. Thực phẩm là thực phẩm, chỉ thêm chữ chức năng vào.
+ Từ trước tới nay, người Việt Nam ra nhà thuốc mua TPCN cũng như nhà thuốc bán TPCN thì ông đánh giá thế nào? Quan điểm của ông về thực trạng này?
- Theo tôi thì rất tốt vì phân phối được nhiều. Các nhà thuốc có ở tất cả ngóc ngách của đời sống dân cư, khắp mọi nơi. Tôi cho đó là hệ thống bán lẻ rất tốt. Giờ họ bán thêm TPCN để người tiêu dùng có cơ hội được dùng. Đấy là thuận lợi thứ nhất.
Thuận lợi thứ 2 là nếu như người bán thuốc phần lớn tối thiểu phải là dược tá học 6 tháng hoặc dược sĩ (học 4 năm) mà đưa thêm kiến thức TPCN vào sẽ tư vấn cho người tiêu dùng đúng đắn, tốt.
Thứ 3 là, các nhà thuốc đạt các tiêu chuẩn bán thuốc thì bây giờ bán thêm TPCN. Có điều là TPCN phải được để riêng ra, không lẫn vào thuốc. Điều này cũng đã được Bộ Y tế cho phép.
Nếu ta làm được 3 vấn đề đó là có lợi.
Tuy nhiên, hiện nay xảy ra vấn đề nguy cơ mà thực tế đã xảy ra rồi.
Một là, những người bán TPCN tại các nhà thuốc lại tư vấn không đúng, tư vấn cho người tiêu dùng sản phẩm này như là thuốc, toàn nói về điều trị chứ không nói về sức khỏe nên họ không phân biệt được TPCN và thuốc. Vì họ không được đào tạo, dù đã học dược sĩ 4 năm và dược tá 6 tháng nhưng không được đào tạo nên bị lẫn giữa thuốc và TPCN.
Nguy hiểm thứ 2 là, phần lớn TPCN bán trong các nhà thuốc là hàng xách tay. Mà hiện nay xách tay không phải hiện tượng cá biệt mà là một kênh buôn bán thương mại, gian lận, trốn thuế, đem hàng cấm. Ví dụ ở Mỹ cấm 7, 8 loại sản phẩm nhưng về Việt Nam mua ở hiệu thuốc nào cũng có. Đây là sự náu mình trong gian lận. Nếu không có biện pháp ngay thì rất nguy hiểm. Vì người ta cho rằng, hàng xách tay không phải công bố. Đây là một sai lầm. Hàng xách tay hiện nay không chỉ là xách một vài cái mà là kênh người ta đem về, rất phổ biến. Tôi cho rằng, hàng xách tay là hàng cấm, hàng dởm, kém chất lượng. Ở bên kia họ tiêu hủy, đổ đi thì ta lại mang về bán. Ví dụ như viên tỏi ở Mỹ cấm, thuốc chống trầm cảm ở Mỹ cấm nhưng ở hiệu thuốc Việt Nam vẫn có. Đây là nguy hiểm, nguy cơ và thuận lợi ở các hiệu thuốc phân phối.
Theo tôi, cần phải chấn chỉnh lại. Phải tăng cường kiểm tra. Tất cả hàng xách tay đã bán ra thị trường thì phải được công bố tại Cục An toàn thực phẩm (ATTP). Nếu kiểm tra hiệu thuốc nhưng hàng xách tay không được bày bán riêng, mà được giấu đi, khi người tiêu dùng đến hỏi là có. Các nhà thuốc hiện nay đang có tình trạng này.
Lỗi là ở quản lý…
+ Có ý kiến cho rằng, để lập lại trật tự trong quản lý Nhà nước về TPCN, Bộ Y tế cần đưa TPCN ra khỏi nhà thuốc, trả sản phẩm này về đúng vị trí của nó là siêu thị, cửa hàng… Ông có tán thành?
- Tôi phản đối. Nhà thuốc là bán đủ các thứ, trong đó có TPCN và thuốc. Như tôi đã nói nhà thuốc có 3 cái thuận lợi nên phải để bán còn hơn là bán trong các siêu thị và các chợ.
Đây là TPCN chứ không phải thực phẩm thường. TPCN hình thức giống như thuốc, viên nén, viên nang, dung dịch.
+ Nhiều người cho rằng, TPCN giống như “hồn Trương Ba, da hàng thịt” giữa thuốc và TPCN. Là Chủ tịch Hiệp hội, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Lỗi là ở quản lý… dốt. Lẽ ra, phải đưa vào ngay từ chương trình đào tạo trường y vì cán bộ sức khỏe bây giờ không cập nhật được chương trình đào tạo. Thế giới họ đào tạo tiến sĩ, giáo sư về TPCN, chuyên ngành dinh dưỡng nhưng ta chưa có mã. Như thế là chậm tiến bộ. Từ đó chúng ta đi chậm về nhận thức so với thế giới.
Phương Anh (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà