Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Thứ bảy, 14/12/2024 - 19:35
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Tỉnh Đắk Nông vừa nhận được báo cáo của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Ảnh: CTV
Ngày 14/12, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa nhận được báo cáo của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Nghị quyết này đã mở ra hướng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho Đắk Nông liên quan đến các dự án điện gió.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 6 dự án điện gió chồng lấn với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít.
Những sai phạm liên quan đến các dự án trên đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, kết luận vào năm 2023.
Đến nay, Đắk Nông chỉ có 1 dự án điện gió đã đi vào hoạt động, còn 5 dự án vẫn bất động gồm: Dự án Nhà máy điện gió Nam Bình 1 đã hoàn thành đầu tư (tổng vốn đầu tư khoảng trên 1.000 tỷ đồng); 3 Dự án Nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1, 2, 3 đã đầu tư khoảng 5.800/10.525 tỷ đồng (đạt 55% tổng vốn đầu tư); Dự án Nhà máy điện gió Asia Đắk Song 1 chưa triển khai thi công (tổng vốn đầu tư khoảng 1.693 tỷ đồng).
Với những dự án điện năng lượng tái tạo sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, Chính phủ đã đưa ra 6 quan điểm như sau:
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo để không lãng phí nguồn lực đã đầu tư, góp phần thực hiện Nghị quyết số 55- NQ/TW của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII, cam kết của Việt Nam tại COP 26, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực bên ngoài.
Lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh lợi ích về kinh tế - xã hội và hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; đảm bảo an ninh trật tự, an ninh năng lượng quốc gia và hài hòa lợi ích Nhà nước - nhà đầu tư.
Tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các vụ án đã khởi tố. Trong quá trình tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trường hợp phát hiện vi phạm, tham nhũng thì tiếp tục xử lý nghiêm.
Thống nhất quan điểm xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng khi không thể xử lý các vi phạm, vướng mắc bằng các giải pháp kinh tế; nếu pháp luật hiện hành có thay đổi, không gây ra hậu quả hoặc không phát hiện hành vi tham nhũng thì không xử lý hình sự.
Không hợp pháp hóa để miễn trừ xử lý cho các hành vi tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức đã gây ra thiệt hại. Không làm phát sinh sai phạm mới. Không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án được coi là hợp pháp khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ 3 ngay tình theo quy định pháp luật.
Tỉnh Đắk Nông kỳ vọng, sau Nghị quyết trên của Chính phủ, các dự án còn lại sớm được hoàn thiện và đưa vào vận hành. Dự kiến, các dự án điện gió sẽ đóng góp khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách địa phương. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh Đắk Nông là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Điện Biên đã tiếp xúc cử tri huyện Mường Nhé; trước đó, ngày 16/4, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Nậm Pồ.
Trần Kiên
(Thanh tra) - Giữa những thung lũng mây mù của Điện Biên, nơi những bản làng nằm cheo leo bên sườn núi, trẻ em vẫn ngày ngày cắp sách đến trường với một khát khao chung - được học tập, được tiếp cận tri thức. Nhưng con đường đến tri thức của các em không giống như bao bạn bè cùng trang lứa ở đô thị. Khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế, thiếu thốn cơ sở vật chất đã và đang tạo nên những rào cản vô hình khiến giấc mơ học tập của trẻ em vùng cao trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Ngọc Diễm
Trần Lê
Trần Lê
Ngọc Diễm
Minh Nghĩa
Nam Dũng
Trần Kiên
Chính Bình
N. Phó
Hải Hà
Trần Quý
Thái Hải
PV
PV
Hương Giang
PV